giới trẻ mới bước chân vào đời, chưa kịp có một nhận định chín chắn để
tránh né. Thiểu số này không phải là những người cầm bút có lý tưởng xây
dựng xã hội như lớp đàn anh trong thời gian trước.
Việc phổ biến lối sống thác loạn của những lớp người hưởng thụ trong
xã hội cũng đã khiến cho báo chí bị chỉ trích nặng nề về phương diện VĂN
HÓA. Người cầm bút trong thế hệ trước đã dùng báo chí để phát huy văn
hóa theo chiều hướng truyền thống dân tộc, nhưng từ ngày Cách Mạng
thành công cho đến nay, hầu hết báo chí trở thành một môi trường thuận lợi
biến nền văn hóa cổ của chúng ta thành lai căng, xa lạ. Hầu hết những tờ
nhật báo xuất hiện và tồn tại sau ngày 1-1-63 đã tự biến thành những khu đất
tốt trên đó mọc đủ những thứ cỏ dại mà chủ vườn không hề mong mỏi
nhưng đành phải chấp nhận. Văn chương báo chí trong những năm gần đây,
nhất là những năm tiếp giáp biến cố lịch sử 1963, đã để lộ tính chất sa đọa
của nó.
Muốn giải thích được hiện tượng này, cần phải nhìn vào con số đông
đảo các nhật báo ồ ạt xuất hiện sau ngày Cách Mạng. Làng báo lúc đó như
một tập thể đặt nặng tính chất lượng nhưng nhẹ tính chất phẩm. Với một số
đông góp mặt trong làng như vậy, định luật đào thải được áp dụng triệt để và
tàn bạo hơn bao giờ hết. Để sinh tồn, các báo phải đua nhau khai thác đủ
mọi khía cạnh mong tạo được tính chất giật gân và câu độc giả. Từ tình
trạng đó, văn chương không còn là một phương tiện văn hóa mà trở thành
phương tiện thương mại giúp các nhật báo tìm ra sinh lộ giữa một cuộc chạy
đua ác liệt và dài hạn.
Riêng về phương diện này, mọi nhà khảo sát báo chí đều đồng quan
điểm rằng báo chí đã không giữ nổi vai trò của mình trong đời sống văn hóa
dân tộc một cách hoàn hảo. Bỏ rời môi trường phát huy văn hóa, báo chí tự
hạ mình xuống thành một món hàng buôn mà người bán phải cố chiều theo
ý khách để còn sống được mà tiếp tục cuộc hành trình. Trong những năm
của thập niên 40, báo chí cũng đã từng đi vào con đường thương mại hóa
nhưng chưa hề nhập cuộc một cách hết mình như vậy. Thời đó, nền báo chí
Việt cũng đã đặt nặng vấn đề kinh doanh để tồn tại và gần như xóa bỏ cả