cầm quyền Pháp phải dành những tờ báo của họ để đánh lạc hướng niềm
công phẫn nói trên. Theo lịch sử đất nước, ta có thể nói rằng chính biến cố
1884 đã ghi cái mốc đầu trong tiền trình « bán ý thức » của báo chí.
Cái mốc thứ hai trên tiến trình này là cuộc Thế chiến Thứ Nhất 1914.
Từ tình trạng « bán ý thức » báo chí tiến qua tình trạng « ý thức » với sứ
mạng của mình. Thật vậy, khi tiếng súng của cuộc Thế Chiến bùng nổ bên
kia đại dương, dân ta đã nhìn nhận thấy sự liên hệ giữa Việt Nam và thế
giới, trong khi báo chí nhìn thấy trách nhiệm đối với đất nước. Lịch sử Việt
Nam cũng bởi cuộc Thế Chiến mà đi vào một khúc quanh và ảnh hưởng của
nó xâm nhập vào báo chí. Như vậy, ta có thể nói rằng thời kỳ từ Hòa Ước
1884 tới ngày bùng nổ Thế Chiến thứ nhất chính là giai đoạn thứ hai của báo
chí Việt Nam.
Từ khúc quanh 1884, lịch sử Việt Nam trở nên cực kỳ sôi động. Ý thức
quốc gia và trách nhiệm không còn là một cái gì quá xa lạ đối với những
người làm báo. Và suốt từ đó cho tới ngày khai hỏa cuộc Thế Chiến thứ hai,
dư luận báo chí đã đi vào giai đoạn « ý thức cao độ » đối với lịch sử. Trong
giai đoạn này, người ta đã làm báo vì lý tưởng dùng báo chí làm phương tiện
đấu tranh. Dẫn chứng cho lập luận này là tờ La Cloche fêlée của Nguyễn An
Ninh cũng như bao nhiêu tờ báo khác xả thân đòi thực hiện những tư tưởng
dân chủ cấp tiến.
Nhưng ngày kết liễu Thế chiến thứ hai, báo chí lại đi vào một giai đoạn
mới cùng với bước chân của lịch sử đất nước. 1945 là cái mốc lớn đánh dấu
bước đi này, và báo chí từ đó xoay sang giai đoạn thương mại hóa. Mặc dầu
thế, nó vẫn không phải là hoàn toàn xao lãng trách nhiệm của mình, cho nên
báo chí vẫn được gắn liền với tiến trình lịch sử và vẫn đấu tranh quyết liệt
trong những cơn nguy biến. Nhưng với đà tiến hóa của kỹ thuật, làng báo đã
được coi như một ngành khai thác tân tiến nặng tính chất thương mại, có lẽ
một phần cũng vì đà sống cơ khí tiến bộ du nhập vào xứ sở ta từ Âu châu.
Tới đây, có thể tạm chia các thời kỳ báo chí Việt Nam theo tiêu chuẩn
lịch sử như dưới đây :