LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 20

chúng, và các bản kẽm in hình sinh hoạt người dân lên trang nhất, tạo được
một số độc giả lớn.

Năm 1929, năm sanh của tờ Thần Chung, được dùng làm cái mốc thứ

ba vì tính chất sôi động về mặt chính trị của nó. Tuy Thần Chung không cải
tiến hơn Trung Lập Báo nhưng đã thu hút được con số độc giả kỷ lục. Cuối
cùng, cái mốc chót được đặt vào cuối năm 1929 khi Phụ Nữ Tân Văn ra mắt.
Mang tiếng là báo phụ nữ, Phụ Nữ Tân Văn lại bao gồm cả những mục dành
cho nhiều loại độc giả khác nhau, lại đẹp về hình thức nên thành công mỹ
mãn.

Xin đưa quan niệm phân chia lịch sử báo chí dưới cái nhìn vào con số

độc giả như dưới đây :

1. Giai đoạn 1 : 1865-1924 (không có tên)
2. Giai đoạn 2 : 1924-1929
3. Giai đoạn 3 : đầu 1929 (Thần Chung)
4. Giai đoạn 4 : cuối 1929 (Phụ Nữ Tân Văn)

g) Tiêu chuẩn thế hệ

Người chót đưa ra nỗ lực phân chia các giai đoạn lịch sử báo chí Việt

Nam được đề cập tới trong cuốn sách này là Linh Mục Thanh Lãng, một
người đã từng đóng góp rất nhiều cho các công trình khảo sát báo chí. Trong
nhiều tác phẩm, đặc biệt là trên tờ Văn Bút, dưới tựa đề « Báo chí Việt Nam
và 100 năm xây dựng văn hóa », LM Thanh Lãng đã phân tích lịch sử sinh
hoạt của báo chí qua 100 năm mà ông chia ra làm bảy thế hệ. Đây là một
quan điểm vô cùng độc đáo và xác thực, khác hẳn với lối phân chia của các
nhà khảo sát báo chí từng được mô tả trong các đoạn trên.

- Thế Hệ « Bình Tây Sát Tả » 1862-1900 : Thế hệ này, thời gian mở

đầu của báo chí Việt Nam, là thế hệ người Việt nổi lên chống Pháp và chống
sự truyền giảng Công Giáo. Bối cảnh lịch sử lúc đó khá sôi động, với nhiều
biến cố nhắm vào việc đấu tranh chống ngoại xâm. Nhưng có điều lạ là báo
chí trong thế hệ này lại đứng ngoài cuộc đấu tranh đó, không tham dự vào
thời cuộc. Với 5 tờ báo có mặt, 4 ở Sàigon và 1 ở Hànội (Đại Nam Đồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.