LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 27

Như vậy chúng ta làm sao phân tách được báo chí một cách đầy đủ và

chính xác. Làm sao chúng ta có thể nói báo chí Việt Nam bước đi từ một
giai đoạn này tới một giai đoạn khác ? Mọi tiêu chuẩn phân chia, như chúng
ta thấy trong phần trước, đều chỉ có giá trị trên một phương diện nào đó chứ
không thể dùng để đo báo chí trên mọi mặt. Có tiêu chuẩn chỉ thích hợp cho
người làm báo. Có tiêu chuẩn chỉ thích hợp cho người làm chính trị. Và
cũng có tiêu chuẩn khác chỉ thích hợp đối với một số người khác không ở
trong hai ngành sinh hoạt nói trên.

Cái khó là ở chỗ đó. Khi nghiên cứu và phân tích báo chí, chúng ta

không thể chỉ để mắt nhìn vào một khía cạnh mà thôi. Cái nhìn như thế sẽ
hạn hẹp, thiếu sót, và chẳng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của người phân
tích. Thí dụ một tiêu chuẩn chính trị của Trần Tấn Quốc không thể cho một
người nghiên cứu báo chí về phương diện kinh tế một hình ảnh nào về con
đường kinh tế mà báo chí đã đi qua. Ngược lại, chỉ riêng tiêu chuẩn kinh tế,
căn cứ vào con số độc giả mua báo, cũng chẳng có giá trị là bao đối với
người nghiên cứu báo chí về phương diện văn hóa.

Để tìm ra một cái thước đo vừa chính xác, vừa đầy đủ, vừa thích hợp

cho mọi quan niệm khác nhau, có lẽ chúng ta không còn cách nào hơn là
tổng hợp tất cả các tiêu chuẩn đã nói ở trên để phân tích tiến trình của báo
chí. Dĩ nhiên, một cuộc phân tách căn cứ vào tất cả các tiêu chuẩn đó rất
chính xác, nhưng cũng vô cùng phức tạp và khó khăn.

Nói chung, khi phân chia các giai đoạn trong tiến trình của báo chí, tiêu

chuẩn nào cũng là cần thiết và không thể bỏ sót. Làm được như vậy thì cái
nhìn của chúng ta mới đủ các góc cạnh phản ảnh mọi tiến triển của làng báo
Việt Nam.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.