LƯỢC SỬ BÁO CHÍ VIỆT NAM - Trang 30

tin tức theo ý muốn của nhà nước thời đó. Trên mặt báo, đôi khi các chủ
nhân ông da trắng vẫn viết những bài có luận điệu làm báo để khai phá trí
tuệ dân bản xứ, nhưng trên thực tế, quyền lợi của giới chủ nhân da trắng
chính là động lực thúc đẩy họ khai sinh tờ báo đầu tiên tại Việt nam.

Dưới đây, trong một bài viết của viên Chủ Báo người Pháp, trên tờ

« Lục Tỉnh Tân Văn », người Việt nam có thể nhận thấy rõ ràng « lòng tốt »
của giới chủ nhân Pháp dưới chiêu bài thương dân bản xứ :

« BIẾN CÁO NAM NHƠN » : « Nay tôi tỏ cùng liệt vị trong lục châu

rõ, tuy tôi là người Lang Sa mặc lòng, song qua ở Nam Việt đã lâu, thông
thuộc phong tục và thời vụ của người An Nam hết. Cho nên thấy người An
Nam có tánh không lo việc ăn học nghề nghiệp cho văn minh tấn bộ mà so
sánh cùng các nước, thì tôi đem lòng thương và buồn cho người An Nam
lắm. Vì vậy, tôi mới đứng xin nhà nước mà mở nhà nhựt trình này đặt hiệu
là Lục Tỉnh Tân Văn, đặng có kiếu tỉnh người An Nam, lo việc thương mãi,
ăn học nghề nghiệp, mà tranh đua quyền lợi cùng Chệt với Chà. Ấy cũng là
hữu ích cho liệt vị, xin liệt vị phải biết, chớ khá gọi tôi là tham tiểu lợi
».

Lời « ra mắt » trên đây là đoạn văn tiêu biểu cho khuynh hướng báo chí

thời lệ thuộc chính quyền. Chủ nhơn sáng lập báo chí lúc đó là người Pháp,
thường là công chức, quan tham biện, thôi giúp việc cho chính phủ Pháp, ra
lập một cơ sở ấn loát để làm thương mại. Cũng có trường hợp một chủ báo
vẫn là công chức tại vị, đóng vai trò nhà cai trị, và tờ báo của họ trở thành
cơ quan ngôn luận của chính quyền đô hộ, tuy rằng trên giấy trắng mực đen,
các chủ báo người Pháp vẫn lớn tiếng đề cao chiêu bài giúp đỡ dân ta.

Những người Việt nam cộng tác với người chủ Pháp trong làng báo lúc

đó cam tâm làm cái bóng của các chủ nhân da trắng, hoặc nhân thời cơ lợi
dụng chức vụ của mình và tờ báo mà phổ biến chữ quốc ngữ, phổ biến tư
tưởng Âu Tây cùng khoa học, kỹ thuật và giới thiệu tinh hoa nền cổ học
cũng như kho tàng văn chương đất nước. Trong số những người này, hầu hết
là những quan lại ngoan ngãi, muốn an thân cầu vinh, hoặc khá hơn thì cũng
chỉ là những học giả ôn hòa muốn xuôi mình theo phong trào tân học và bỏ
rơi khuynh hướng bảo cổ. Một vài trường hợp, họ là những nhà Nho thất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.