LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 168

nguồn lực sẵn có để sản xuất hàng hóa. Họ yêu cầu chúng ta tưởng tượng ra
một thế giới được đơn giản hóa trong đó hàng hóa được thực hiện bằng cách
sử dụng vốn (máy móc và các nhà máy) và sức lao động. Một xã hội có thể
sản xuất hàng hóa bằng cách sử dụng kết hợp vốn và sức lao động theo
nhiều cách khác nhau: nó có thể đào một đường hầm bằng cách sử dụng một
vài máy đào cơ khí và hàng trăm người dùng xẻng, hoặc sử dụng rất nhiều
máy đào và chỉ một vài người điều khiển chúng. Các nước giàu là những
nước có nhiều vốn so với dân số. Điều đó có nghĩa là họ có thể sản xuất ra
nhiều sản phẩm trên đầu người hơn. Sản phẩm đầu ra trên đầu người chính
là thước đo thích hợp về mức độ giàu có của xã hội. Một xã hội gồm mười
người sản xuất ra hàng hóa trị giá 100 bảng thì giàu gấp đôi xã hội có hai
mươi người sản xuất ra khối lượng tương đương. Xã hội mười người có thể
cung cấp trung bình gấp đôi số lượng hàng hóa cho mỗi người dân của họ và
họ có mức sống cao hơn so với xã hội có hai mươi người. Lý thuyết của
Solow tập trung vào việc giải thích sự tăng trưởng theo cách đo lường quan
trọng là bình quân thu nhập đầu người.

Nếu bạn đầu tư thêm một chút vốn - vào một lò nướng bánh mì khác

chẳng hạn - bạn bổ sung vào đầu ra của nền kinh tế bởi vì nhiều bánh mì
được tạo ra hơn. Trong lý thuyết của Solow, khi bạn bổ sung thêm vốn cho
cùng một số lượng công nhân, số lượng sản phẩm đầu ra bạn ép được thêm
sẽ ngày càng thu nhỏ. Hiệu ứng này được gọi là “năng suất cận biên giảm
dần”. Hãy tưởng tượng một quốc gia chỉ có một vài lò nướng bánh mì. Đầu
tư thêm một lò nướng nữa sẽ bổ sung rất nhiều vào sản lượng của thợ làm
bánh. Tuy nhiên, khi có thêm nhiều lò nướng được lắp đặt, việc tìm được
người vận hành chúng trở nên khó khăn hơn, vì vậy lò nướng thứ một trăm
gia tăng cho sản xuất ít hơn nhiều so với lò nướng thứ mười.

Năng suất cận biên giảm dần có nghĩa là khi nền kinh tế tăng thêm vốn

và sản xuất nhiều hơn, tốc độ tăng trưởng của nó giảm dần. Cuối cùng, tất cả
lợi ích nguồn vốn đầu tư bổ sung đều cạn kiệt. Nếu vốn là điều duy nhất tạo
ra tăng trưởng kinh tế, thì nền kinh tế sẽ kết thúc ở một trạng thái mà trong
đó thu nhập bình quân đầu người không tăng trưởng. Trong thực tế, có một
thứ tạo ra tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người về dài hạn: cải tiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.