LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 170

đó như một “Thời đại Hoàng kim” của tăng trưởng và mức sống. Vào đầu
những năm 1950, chỉ có 20% số hộ gia đình người Pháp sở hữu xe hơi,
nhưng đến đầu những năm 1970, con số đó tăng lên 60%. Tủ lạnh và tivi,
vốn rất hiếm ở Pháp ngay sau chiến tranh, đã nhanh chóng trở nên phổ biến.
Và trong khi mọi người tiêu thụ nhiều hơn, họ làm việc ít hơn. Ngay cả
nước Anh - không còn là đầu tàu kinh tế khi các nước láng giềng châu Âu
vượt qua nó - cũng thấy được lợi ích. Ngày nghỉ và các buổi đi xem phim
trở thành chuyện bình thường. Một bộ phim đình đám của Anh vào năm
1963 là Kỳ nghỉ hè (Summer Holiday), trong đó một nhóm thợ máy mượn
xe buýt trong giờ ăn trưa và lái xe về phía Nam, cuối cùng đến một bãi biển
ở Hy Lạp. Đó là những năm mà khi đó người thợ cơ khí và tài xế xe buýt,
chứ không còn chỉ là những người giàu có, hy vọng có được một kỳ nghỉ hè
dưới ánh mặt trời. Năm 1957, thủ tướng Anh, Harold Macmillan, cảm nhận
được tâm trạng ấy: “Hầu hết người dân của chúng ta chưa bao giờ có nhiều
tiện ích đến thế. Đi vòng quanh đất nước... và bạn sẽ thấy một trạng thái
thịnh vượng chúng ta chưa từng có trong cả cuộc đời tồi - thực sự là cũng
chưa bao giờ trong lịch sử của đất nước này.”

Nhưng nó chỉ là Thời đại Hoàng kim đối với một số quốc gia. Trong

khi châu Âu đã làm tốt, hầu hết các nước khác trên thế giới vẫn nghèo. Một
số quốc gia, chẳng hạn như Hàn Quốc, đã bắt đầu bắt kịp, như lý thuyết của
Solow dự đoán, nhưng phần lớn châu Á và châu Phi tụt lại phía sau. Trước
Solow, các nhà kinh tế học nghĩ rằng các nước nghèo giàu lên khi họ xây
dựng rất nhiều nhà máy, đường sá và bến cảng. Trong một chương trước,
chúng ta đã thấy các quốc gia đang phát triển cố gắng làm điều đó như thế
nào. Solow cho thấy rằng đầu tư nhiều vốn hơn - các nhà máy và máy móc -
nhiều nhất là chỉ thúc đẩy tăng trưởng được tạm thời. Để tăng trưởng dài
hạn, nền kinh tế cần công nghệ tốt hơn. Nhưng lý thuyết của Solow không
giải thích được công nghệ mới đến từ đâu. Nó bỏ lại công nghệ như là “yếu
tố ngoại sinh”: thứ gì đó xuất phát từ bên ngoài nền kinh tế và không thể
kiểm soát được, khá giống như ánh sáng mặt trời khiến khu vườn phát triển.
Điều này được giả định là công nghệ có sẵn cho tất cả các nền kinh tế một
cách bình đẳng, cho dù đó là Malawi hay Thụy Sĩ. Khi Malawi sử dụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.