LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 169

công nghệ, về mặt kinh tế, công nghệ là một công thức biến đầu vào, chẳng
hạn như vải, chỉ và kim loại, thành đầu ra, chẳng hạn như một chiếc quần
bò. Công thức ấy là kiến thức: làm thế nào để cắt vải, làm thế nào để may
các mảnh vải lại với nhau, vân vân. Kiến thức trở nên tiến bộ hơn khi ai đó
phát minh ra kỹ thuật may hiệu quả hơn. Quần bò sau đó có thể được may
một cách dễ dàng hơn. Nền kinh tế trở nên “năng suất hơn.” Tiến bộ công
nghệ cho phép nhiều hàng hóa hơn được sản xuất với vốn và nguồn lao động
mà một quốc gia đang có. Nó cũng tạo ra những hàng hóa hoàn toàn mới
mẻ. Xã hội tiến bộ khi nó chuyển từ phiến đá đến giấy da, từ giấy da đến
giấy và từ giấy đến máy tính bảng kỹ thuật số. Năng suất cao hơn xuất phát
từ tiến bộ công nghệ, Solow nói, tiến bộ công nghệ chính là động cơ thực sự
của sự tăng trưởng.

Lý thuyết của Solow là một lý thuyết lạc quan. Nó chỉ ra rằng mức

sống ở các nước nghèo có khuynh hướng bắt kịp với những nước giàu có,
cũng như một đứa trẻ nhỏ cuối cùng cũng đạt được chiều cao gần bằng anh
chị của nó. Một đất nước nghèo có rất ít vốn tăng trưởng nhanh hơn đất
nước giàu đã có rất nhiều vốn và đã cạn kiệt hầu hết những thứ mà số vốn
thêm vào đạt được. Bởi vì đất nước nghèo phát triển nhanh hơn, mức sống
của nó bắt kịp với mức sống của nước giàu. Cả hai quốc gia đều tiến dần đến
một vị trí trong đó nguồn tăng trưởng duy nhất là công nghệ được cải tiến;
một quốc gia càng xa vị trí đó, nó càng di chuyển về điểm cuối đó nhanh
hơn .

Sau Thế chiến II, Mỹ là quốc gia có nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế

giới. Châu Âu đã bắt kịp với nó, giống như Solow nói. Các nước châu Âu đã
sử dụng công nghệ mới như linh kiện bán dẫn và máy tính và xây dựng các
nhà máy tự động lớn như những nhà máy ở Mỹ. Vào cuối cuộc chiến tranh,
thu nhập bình quân đầu người châu Âu chỉ bằng một nửa của người Mỹ,
nhưng đến giữa những năm 1970 thì đã gần bằng ba phần tư. Bên ngoài
châu Âu, Nhật Bản đã đạt được những bước tăng trưởng khổng lồ.

Sự tiến bộ ổn định đó diễn ra trong nhiều thập kỷ, và không có cuộc

Đại khủng hoảng nào lặp lại. Các nhà kinh tế học đã coi những năm tháng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.