LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 31

Smith tấn công chủ nghĩa trọng thương vào cuối thế kỷ 18. Đồng thời

chủ nghĩa trọng thương cũng phải chịu thêm một đòn nữa khi các thuộc địa
ở châu Mỹ của Anh tan rã. Sự kiểm soát của Anh đối với các thuộc địa đã
cho các thương nhân Anh một thị trường được bảo đảm để bán hàng hóa của
họ, nhưng điều này đã kết thúc khi các thuộc địa nổi dậy chống lại sự cai trị
của Anh và tuyên bố độc lập.

Các nhà tư tưởng như Mun đứng giữa hai thời kỳ. Ở một đầu là thời kỳ

trung cổ, trong đó đời sống kinh tế mang tính địa phương và được định hình
bởi tôn giáo và quan hệ cá nhân hơn là bằng tiền. Ở đầu còn lại là sự ra đời
của thời đại công nghiệp, trong đó tiền là thứ cai trị và đời sống kinh tế mở
rộng trên khắp các khu vực và lan ra toàn cầu. Những người theo chủ nghĩa
trọng thương đã kết nối hai thời kỳ này. Họ là một trong những người đầu
tiên nhấn mạnh mối quan ngại về tài nguyên và tiền bạc hơn là mối quan
tâm về đạo đức, điều này đánh dấu cho nhiều suy nghĩ về kinh tế sau họ. Họ
không lo lắng liệu việc theo đuổi sự giàu có có được cho phép bởi các lời
dạy trong Kinh Thánh hay không. Với họ, tiền là vị thần mới. Khi những
con người của thương mại trở nên quyền lực hơn, những người khác thương
tiếc sự qua đời của những lối sống cũ mà trong đó những gì được coi là có
giá trị không phải là thương mại và việc kiếm tiền, mà là tinh thần hiệp sĩ:
danh dự và lòng dũng cảm của các hiệp sĩ và vua chúa. “Thời kỳ của tinh
thần hiệp sĩ đã qua”, chính khách và nhà văn người Ireland Edmund Burke
nói năm 1790. “Thời kỳ... của các nhà kinh tế học và những người tính toán
đã nối ngôi; vầng hào quang của châu Âu đã bị dập tắt mãi mãi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.