LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 6

thứ này “khan hiếm”. Vào những năm 1930, nhà kinh tế học người Anh
Lionel Robbins đã định nghĩa kinh tế học là ngành nghiên cứu về sự khan
hiếm. Những thứ ít gặp như kim cương và chim công trắng là rất khan hiếm,
nhưng đối với các nhà kinh tế học thì bút viết và sách vở cũng khan hiếm,
mặc dù bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở nhà hoặc tại cửa hàng gần nhà
bạn. Bằng việc sử dụng từ “sự khan hiếm”, họ muốn nói rằng số lượng thì
hạn chế mà mong muốn của con người có thể không có giới hạn. Nếu được,
chúng ta có thể cứ tiếp tục mua bút và sách mới mãi - nhưng chúng ta không
thể có được tất cả chúng vì mọi thứ đều có giá của nó. Điều này có nghĩa là
chúng ta phải lựa chọn.

Hãy suy nghĩ thêm một chút về khái niệm chi phí. Chi phí không chỉ là

bảng Anh hay đô la, mặc dù tiền là quan trọng. Hãy tưởng tượng tình huống
một sinh viên phải chọn môn học nào vào năm tới. Có hai lựa chọn là lịch sử
hoặc địa lý, nhưng không thể là cả hai. Sinh viên đó chọn lịch sử. Chi phí
của lựa chọn đó là gì? Đó là những gì bạn từ bỏ: cơ hội để tìm hiểu về sa
mạc, băng hà vĩnh cửu và các thành phố thủ đô. Thế còn chi phí của một
bệnh viện mới? Bạn có thể cộng giá tiền mua gạch và thép dùng để xây nó.
Nhưng nếu chúng ta nghĩ về những gì chúng ta từ bỏ, thì chi phí là ga xe lửa
mà chúng ta đã có thể xây dựng thay vì bệnh viện. Các nhà kinh tế học gọi
đây là “chi phí cơ hội”, và nó rất dễ bị bỏ qua. Sự khan hiếm và chi phí cơ
hội cho thấy một nguyên tắc kinh tế cơ bản: người ta phải lựa chọn, giữa
bệnh viện và nhà ga, trung tâm mua sắm và sân bóng đá.

Vậy là kinh tế học xem xét cách chúng ta sử dụng các nguồn lực khan

hiếm để thỏa mãn các nhu cầu. Nhưng còn hơn thế nữa. Các lựa chọn mà
mọi người đối mặt thay đổi như thế nào? Những người sống trong các xã hội
nghèo phải đối mặt với những lựa chọn khắc nghiệt: một bữa ăn cho lũ trẻ
hoặc thuốc kháng sinh cho một người bà đang ốm. Ở các nước giàu như Mỹ
hay Thụy Điển, họ hiếm khi gặp phải tình huống như vậy. Họ có thể phải
chọn giữa một chiếc đồng hồ mới và chiếc iPad đời mới. Các nước giàu phải
đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng - đôi khi các công ty phá sản,
công nhân mất việc làm và chật vật mới mua được quần áo cho con cái của
họ - nhưng những sự lựa chọn của họ ít khi là vấn đề sống còn. Vậy nên một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.