LƯỢC SỬ KINH TẾ HỌC - Trang 77

sách trên tay, ông đã phát triển nhiều ý tưởng mà bây giờ được dùng để dạy
cho sinh viên kinh tế trong buổi học đầu tiên của họ.

Một trong đó là quy luật cầu. Trong ví dụ về bánh mì kẹp xúc xích,

chúng ta không thực sự xem xét giá cả; quy luật cầu nói về việc giá cả ảnh
hưởng như thế nào đến việc đưa ra quyết định. Mức giá cao của hàng hóa
dẫn đến cầu đối với hàng hóa đó thấp, giá thấp dẫn đến cầu cao, và lợi ích
cận biên giảm dần cho thấy quy luật cầu đến từ đâu. Bạn nhìn thấy nó mọi
lúc. Ví dụ, giả dụ một cửa hàng đang bán thanh lý và giảm giá rất nhiều để
khuyến khích người mua mua thìa với số lượng lớn. Nếu bạn không có thìa,
thì chỉ cần một cái thôi cũng cho rất nhiều lợi ích. Bạn có thể sẵn sàng trả 4
bảng cho nó. Chiếc thìa thứ hai đem lại cho bạn ít tiện lợi hơn so với cái đầu
tiên, vì vậy bạn có thể chỉ sẵn sàng trả 3 bảng. Còn cái thìa thứ mười thì
sao? Bạn có thể chỉ trả 1 bảng. Bạn sẽ mua rất nhiều thìa khi giá của chúng
thấp, nhưng khi giá thìa rất cao, bạn sẽ chỉ mua một hoặc hai chiếc. Bạn so
sánh lợi ích cận biên của mình với mức giá bạn phải trả.

Nguyên tắc cận biên không chỉ được sử dụng để mô tả cách mọi người

chi tiêu. Nó còn được dùng để giải thích những điều mà các công ty thực
hiện. Một công ty sẽ sản xuất thêm một chiếc thìa khác nếu doanh thu thêm
đến từ việc bán nó (doanh thu cận biên) cao hơn chi phí làm ra nó (chi phí
cận biên). Khi công ty sản xuất ra nhiều thìa hơn, việc sản xuất thêm một
chiếc thìa sẽ có chi phí cao hơn. Điều này là do khi một nhà máy sử dụng
nhiều công nhân hơn, mỗi công nhân sẽ đóng góp vào sản xuất ít hơn so với
người trước họ. (Hãy tưởng tượng một nhà máy chỉ có một công nhân. Thuê
thêm một người nữa sẽ thúc đẩy sản xuất rất nhiều. Nhưng khi nhà máy đã
sử dụng 1.000 công nhân, việc thuê thêm một người nữa sẽ thúc đẩy sản
xuất ở mức ít hơn rất nhiều.) Công ty sản xuất nhiều thìa nếu giá của chúng
đủ cao để bù đắp cho chi phí cao. Một mức giá cao mang lại nguồn cung cao
từ các công ty, một mức giá thấp đem lại nguồn cung thấp.

Marshall kết hợp người tiêu dùng và công ty trong lý thuyết cung và

cầu, một trong những ý tưởng nổi tiếng nhất của kinh tế học. Một “đường
cầu cong” liên kết giá cả với số lượng mà mọi người muốn. Hãy nghĩ nó như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.