LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 13

là trước Công nguyên (Before Christ - BC), sau năm đó là Công nguyên (anno
Domini
- AD, tức năm của Chúa).

Trong tiếng Anh, để nói về trước hay sau Công nguyên, ngoài các từ viết tắt

BC và AD, người ta còn dùng BCE và CE, hai thuật ngữ vừa có thể hiểu theo
khuynh hướng tôn giáo hoặc không. Ví dụ, BCE có thể là viết tắt của Before the
Christian Era
(trước thời kỳ Công giáo) nhưng cũng có thể là viết tắt của Before
the Common Era
(trước thời kỳ Tây lịch); còn CE là within the Christian Era
(trong thời kỳ Công giáo) hoặc within the Common Era (trong thời kỳ Tây lịch).
Mỗi người có thể chọn từ viết tắt và nghĩa của nó tùy theo cách hiểu của mình.
Trong cuốn sách này, mỗi khi đề cập các sự kiện diễn ra trước Công nguyên, tôi
sẽ ghi rõ TCN. Nhưng để tránh lộn xộn, tôi sẽ dùng ký hiệu CN tiết chế hơn và
chỉ khi nào tôi cho là cần thiết. Do đó, khi bạn đọc đến mốc thời gian không đề
cập gì thêm thì nghĩa là nó xảy ra trong thời kỳ Tây lịch (hoặc thời kỳ Công
giáo).

Trong giai đoạn từ khoảng 130.000 TCN trở về sau, chúng ta đã tìm ra các

chứng cứ về một kiểu niềm tin tôn giáo biểu hiện qua cách tổ tiên chúng ta chôn
cất người chết. Người ta phát hiện ra thức ăn, công cụ và đồ trang trí đặt trong
các ngôi mộ cổ, gọi ý rằng người xưa tin người chết sẽ đi sang một cõi nào đó và
cần mang theo những món đồ cho hành trình ấy. Một thực hành khác là tô vẽ lên
người chết một loại bột đất màu đỏ, có lẽ để tượng trưng cho ý niệm sự sống tiếp
diễn sau cái chết. Cách thức này cũng được biết đến tại một trong những ngôi mộ
cổ xưa nhất của một bà mẹ và đứa con ở Qafzeh, Israel vào năm 100.000 TCN.
Tục lệ tương tự cũng được tìm thấy cách đó nửa vòng Trái đất, tại hồ Mungo, úc:
vào năm 42.000 TCN, xác người chết cũng được phủ đất đỏ. Việc tô vẽ xác chết
đánh dấu sự xuất hiện một trong những ý niệm thông minh nhất của nhân loại là
tư duy biểu tượng. Tư duy biểu tượng có rất nhiều trong tôn giáo, vậy nên việc
hiểu về nó sẽ rất cần thiết.

Như nhiều từ hữu dụng khác, từ biểu tượng (symbol) có gốc từ tiếng Hy Lạp

mang nghĩa là ghép nối lại những thứ tách rời với nhau, giống như cách bạn gắn
các mảnh vỡ của một cái đĩa. Sau đó, biểu tượng trở thành một vật thể hiện hay
tượng trưng cho cái khác. Ý nghĩa gắn kết các thứ khác nhau vẫn còn, nhưng từ
này đã trở nên phức tạp hơn chứ không chỉ đơn thuần là lấy keo dán các mảnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.