LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 181

án việc bán phép ân xá là phản Kitô. Chỉ trong vài tuần, nội dung tài liệu đó đã
được dịch ra tiếng Đức cũng như các ngôn ngữ châu Âu khác. Đến cuối tháng
Mười một năm 1517, nó đã trở thành đề tài bàn luận của cả châu Âu. Tại thành
Rôma, Giáo hoàng Leo đã gạt nó sang một bên như một trò đùa. Ngài gầm gừ: lại
một gã người Đức say rượu. Hắn sẽ nghĩ lại khi tỉnh táo ra.

“Gã người Đức say rượu” đó là một tu sĩ tận tụy có tên là Martin Luther. Và

ông không bao giờ nghĩ lại mà chính Giáo hoàng Leo mới phải thay đổi lập
trường. Sự khinh thị ban đầu chuyển thành cơn thịnh nộ khi Giáo hoàng nghe tin
doanh thu bán phép ân xá đã sụt giảm chỉ vì tham luận của vị tu sĩ nọ và lượng
tiền thu về rất ít. Kế hoạch xây lại nhà thờ lớn đối mặt với rủi ro. Vậy là Leo ban
bố sắc lệnh khai trừ Martin Luther ra khỏi Giáo hội và nghiêm cấm việc lưu hành
các tài liệu của ông. Khi nhận được bản sao sắc lệnh ấy, Luther đã đốt nó ngay
giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng ông không chỉ đốt bản sắc lệnh. Ông cũng đã
đốt luôn cây cầu gắn ông với Giáo hội Công giáo và phát động một cuộc nổi dậy
mang tính quốc tế mà các nhà sử học ngày nay gọi là Cải cách Kháng nghị
(kháng cách). Đến khi cuộc Cải cách đó hoàn thành thì nội bộ châu Âu Kitô đã
phân thành nhiều nhánh nhỏ.

Martin Luther sinh ngày 10 tháng Mười một năm 1483 tại Eisleben, là con

trai của ông Hans và bà Margarethe Luther. Dù nghèo khó và có tới bảy đứa con,
bố mẹ của Martin vẫn quyết tâm cho đứa con trai thông minh được học hành đầy
đủ. Martin từng học Đại học Erfurt và trở thành tu sĩ của dòng Augustine danh
tiếng vào năm 1505. Hai năm sau, ông được thụ phong linh mục và vào năm
1512 bắt đầu giảng dạy ở Đại học Wittenberg. Ông được chỉ định thăng cấp sớm
và vào năm 1510, các cha bề trên đã gửi ông đến Rôma để đại diện cho dòng tu
đàm phán công việc. Rời khỏi nhịp sống buồn tẻ ở Wittenberg, đến với nơi được
xem là Thành phố Vĩnh hằng, Luther không khỏi thất kinh trước cảnh phù phiếm
và thối nát ở đó. Khi trở lại Wittenberg, điều làm ông lo ngại hơn cả là tình trạng
của Giáo hội Công giáo La Mã Thần Thánh. Ông băn khoăn về chính linh hồn
mình và liệu Giáo hội có còn đủ quyền năng để cứu rỗi linh hồn ông khỏi chốn
Địa ngục. Thủ đoạn bán phép ân xá và các tệ trạng những nhiễu khác chắc chắn
là không giúp được gì rồi. Tuy vậy, nguồn cơn gây bất ổn của ông không nằm ở
Giáo hội mà nằm ở việc ông khám phá ra Kinh Thánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.