tội và biết rõ điều ấy. Và người đó biết quan tòa cũng biết. Thế nhưng, ngạc nhiên
thay chính vị quan tòa đó biện minh cho người này, tuyên bố người đó vô tội và
trả tự do cho anh ta.
Luther lờ mờ nhận thấy có một cách hiểu khác về mối quan hệ giữa con
người với Thiên Chúa. Trước đó, tôn giáo tạo ấn tượng cho con người là Chúa
xuất hiện để bắt lấy họ, Chúa sẽ chấm điểm bài thi của họ trong khi chính họ còn
chưa bao giờ thấy đề bài là gì. Vì thế mà các tôn giáo luôn cạnh tranh với nhau
dữ dội. Chỉ họ mới biết đề bài của bài kiểm tra đó là gì. Chỉ họ mới có thể luyện
cho bạn tham dự cuộc thi mà bạn đã được đăng ký từ lúc mới ra đời và chưa biết
gì. Riêng Luther đã thấy một cách nhìn khác về Chúa. Ông nhìn thấy tình yêu,
thứ tình yêu tự hiến mình cho thế giới mà không kèm theo điều kiện hay yêu cầu
gì. Nếu điều này là thật, con người có thể sống tự do và hạnh phúc mà không phải
liên tục lo âu về một Thiên Chúa đang hằn học tìm bắt họ.
Để hiểu quan niệm của Luther cấp tiến như thế nào, ta phải nhớ lại cách vận
hành truyền thống của các tôn giáo. Bất chấp những khác biệt giữa các tôn giáo,
đặc điểm chung của chúng là “yêu cầu, đòi hỏi”. Tôn giáo ra đời để cứu giúp mọi
người khỏi một số phận tồi tệ. Nhưng để được cứu giúp như thế, họ được yêu cầu
tin vào các giáo thuyết nhất định và thực hiện các nhiệm vụ nhất định. Người La
Mã gọi tôn giáo là quid pro quo, tức đổi cái này lấy cái kia. Hãy tin điều này, hãy
thực hiện việc kia và kết quả sẽ là thê nọ. Đôi khi các đòi hỏi lại là sự phủ định:
Đừng tin điều này! Đừng làm việc đó! Nếu bạn chấp nhận quan niệm về một vị
Chúa Trời khắt khe, nền tảng của tôn giáo, thì những chuyện như trên cũng hợp
lý thôi. Tôn giáo là một giao dịch, một thỏa thuận, một chính sách bảo hiểm.
Giống hệt các thư ban phép ân xá vậy. Hãy bỏ tiền mua thư và tương lai của bạn
sẽ được bảo vệ. Không riêng gì tôn giáo, nhiều mối tương tác giữa người và
người cũng xảy ra như thế. Để lấy được một thứ gì đó, bạn phải bỏ vào một thứ
khác. Đó cũng chính là kinh doanh.
Đó không phải cách Giê xu nhìn nhận mối quan hệ giữa nhân loại với Thiên
Chúa. Tuy vậy, những điều ông nói là quá khó hiểu và những vị điều hành Giáo
hội chẳng bao giờ cố gắng làm theo. Giê xu kể câu chuyện về một ông chủ vườn
nho cuối ngày trả tiền công cho mọi người như nhau, bất kể họ đã làm bao nhiêu
lâu. Ngài nói rằng mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa không dựa trên