LƯỢC SỬ TÔN GIÁO - Trang 188

cạnh tranh với nhau, nhiều thuyền trong số đó không lớn hơn một chiếc canô là
bao. Hai yếu tố đã gây ra hiệu ứng bùng phát như vậy. Yếu tố chủ yếu chính là
Kinh Thánh. Khi một cuốn sách được giải phóng khỏi vòng kiềm tỏa của một
thẩm quyền duy nhất, nó sẽ trở thành đối tượng để mọi người tùy nghi diễn giải,
nhất là khi người ta tin rằng nó được mặc khải từ Chúa. Luther đã khám phá ra sự
biện minh bởi đức tin trong Kinh Thánh và vẫn còn nhiều điều khác nữa, phần
lớn thậm chí mâu thuẫn với nhau. Xét cho cùng, Kinh Thánh là một tập hợp
nhiều cuốn sách do nhiều tác giả vô danh viết đi rồi viết lại qua hàng thế kỷ. Mỗi
người đều có thể tìm thấy điều ý nghĩa với họ trong đó, tùy theo những nhu cầu
và nỗi sợ nào đã dẫn họ đến với Kinh Thánh. Một số Hội thánh Tin Lành mới
xuất hiện thấy Kinh Cựu Ước truyền cảm hứng nhiều hơn Kinh Tân Ước. Chúng
ta sẽ còn tìm hiểu ảnh hưởng của việc đó đến diễn tiến của cuộc Kháng Cách ở
các quốc gia khác nhau. Chúng ta cũng sẽ thấy khát khao cổ xưa muốn có được
một thẩm quyền tuyệt đối trong tôn giáo đã chuyển từ một vị giáo hoàng không ai
có thể chối cãi sang một Kinh Thánh cũng không thể thắc mắc như thế nào.

Một yếu tố khác gây chia rẽ trong cộng đồng Tin Lành là cách phong trào

Kháng Cách giải phóng các cá nhân. Tôn giáo truyền thống không cho các tín đồ
thường dân nhiều quyền tự do lựa chọn. Họ phải làm những gì các linh mục và
giám mục điều hành Giáo hội phán bảo. Với việc khẳng định mỗi cá nhân có
lương tri và quyền có mối quan hệ cá nhân với Chúa, phong trào Kháng Cách phá
tan thứ chủ nghĩa toàn trị đó. Họ bác bỏ quan niệm cho rằng các cá nhân phải tiếp
cận Chúa thông qua những chuyên gia đã được công nhận chính thức nào đó. Họ
cũng tin vào giới giáo của mọi tín hữu chứ không chỉ của những người đã được
thụ phong vào dòng kế vị các tông đồ. Vì thế, đạo Tin Lành khó có thể tổ chức
thành một thiết chế đơn nhất. Luôn có những người nổi loạn muốn thách thức các
vị đương nhiệm và nếu không được lắng nghe thì họ sẽ bỏ đi để thành lập một
Hội thánh của riêng họ.

Tuy nhiên thất bại lớn nhất của các Hội thánh Kháng Cách là họ chưa bao

giờ phản kháng lại cách Constantine tha hóa Kitô giáo, sử dụng vũ lực với đối thủ
của mình. Luther đã được hiểu con đường của nhân ái nhưng cánh cửa Thiên
đường một lần nữa đã đống lại và khi đối xử với các kẻ đối nghịch, Luther cũng
tàn nhẫn chẳng kém gì kẻ tồi tệ nhất trong số chúng. Ông không bao giờ ngần
ngại tấn công người khác mỗi khi họ thách thức quyền lực của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.