Chương 6
Quá trình phát triển của phi đạn hành trình
(trích từ bài viết của tiến sĩ David M. Hardy cho viện Phân Tích Chiến Lược Quốc Gia).
Phi đạn hành trình… Những từ này gợi lên hình ảnh chiến tranh bằng kỹ
thuật cao và độ chính xác siêu đẳng của những vũ khí đánh trúng ngay vào
những mục tiêu cách xa hàng trăm (hay hàng ngàn) cây số. Đối với nhiều
người Mỹ, lần đầu tiên họ biết đến phi đạn hành trình là vào đầu những năm
1990, khi mà các phương tiện truyền thông bắt đầu chiếu các đoạn phim
chiến đấu trong chiến dịch Bão Táp Sa Mạc và những cuộc đột kích đầu tiên
của quân đội Mỹ vào nước Iraq.
Từ ngày 16 tháng Giêng năm 1991, hằng triệu khán giả truyền hình được
xem những đoạn phim bi tráng của những quả tên phi đạn Tomahawk
được phóng lên từ những thiết giáp hạm, tuần dương hạm và khu trục hạm
của Mỹ. Do những sự khó khăn về kỹ thuật có thể mường tượng được, không
có khúc phim nào chiếu cảnh tên lửa được phóng từ tàu ngầm đang lặn trong
hoàn cảnh thực chiến. Tuy nhiên, các tàu ngầm tấn công của Mỹ trong vùng
biển Ba Tư và Hồng Hải đã tham gia tập kích bằng phi đạn ngay từ những
giây phút đầu của cuộc chiến.
Người dân Mỹ được lôi cuốn bởi cái khái niệm về vũ khí ‘thông minh’,
thông minh đủ để bay dọc theo một con đường trong thành phố bên trên xe cộ
đang giao thông, quẹo trái tại đúng một góc đường nào đó, rồi ngoằn ngoèo
quanh những hàng quán hay căn hộ để nhận diện và tiêu hủy một kiến trúc đã
được chỉ định, chứ không phải một kiến trúc nào khác.
Đại tướng Norman Schwarzkopf, Tổng Chỉ Huy Trưởng Địa Vực Trung
Ương
từng nhận xét rằng phi đạn Tomahawk chính xác đến độ người ta có
thể chọn lựa cho phi đạn bay vào cửa sổ nào của căn kiến trúc bị chỉ định là
mục tiêu.
Sau cuộc chiến, kết quả đánh giá thiệt hại cho thấy rằng Đại tướng