nhiều nơi trên cả nước - tuy rất manh mún và lẻ tẻ vì không có một đấng
minh quân đủ tiếng nói đứng lên tập hợp dân chúng dưới một ngọn cờ
chung - thì triều đình Huế từng bước một ký các hiệp ước trao dần đất đai
cho Pháp. Ngày 6.6.1884, một bản hiệp ước giữa Pháp và nhà Nguyễn, đã
công nhận sự “bảo hộ” hoàn toàn của Pháp đối với nước An Nam. Người
Pháp xoa tay thở phào vì đã “bình định” xong mảnh đất hình chữ S - một
cuộc chinh phục thuộc địa đầy chông gai mà đã có lúc họ tưởng như đã lâm
vào tình thế không lối thoát. Một cảnh tượng đã làm sụp đổ hoàn toàn hình
ảnh về đấng vương quân trong trái tim của hàng triệu người yêu nước mà từ
trước tới nay họ vẫn bấu víu niềm tin vào chế độ vương quyền: “Sau khi ký
xong hiệu ước 6.6.1884, cũng trong ngày đó, triều đình Huế đã phải đem
cái ấn bạc của vua Thanh cho vua nhà Nguyễn trước kia đến sứ quán Pháp
ở Huế để phá đúc thành khối bạc, trước măt đại diện của Pháp.”[1]
[1]Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 -
NXB Khoa Học Xã Hội
Hình ảnh trên đây đã làm tiêu vong nốt niềm tin ít ỏi còn sót lại của những
chí sĩ yêu nước vào đấng quân vương của họ. Vua quan nhà Nguyễn đã trở
thành một thứ công cụ trong tay người Pháp. Từ nay, sẽ không còn có thể
dựa vào một hình tượng minh quân để phất lên lá cờ đấu tranh giành độc
lập như các vị lãnh tụ nghĩa quân vẫn từng làm trong lịch sử.
Quả thực, sau sự kiện đó, triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là một cái bóng lay
lắt bên cạnh “nhà bảo hộ” Pháp. Với chiêu bài “bảo hộ, khai hóa”, người
Pháp thản nhiên áp đặt những chính sách về chính trị, kinh tế lên toàn cõi
Đông Dương, cốt sao vơ vét được tối đa của cải, tài nguyên từ các xứ thuộc
địa này chất lên tàu mang về “chính quốc”. Tất cả những sự đầu tư của
Pháp vào Việt Nam cũng đều không ngoài mục đích ấy. Vài con số sau có
thể thấy điều đó: Người Pháp chỉ ở Việt Nam 1% dân số mà nắm giữ trong
tay 20% diện tích ruộng đất. Nước Việt thời kỳ đó mỗi năm xuất khẩu hơn 1
triệu tấn gạo song chính người nông dân làm ra thóc gạo xuất khẩu lại bị