đói. Thuế má ngày càng nặng nề, các chính sách thuế luôn luôn thay đổi,
sức nặng của nó đã đẩy một bộ phận dân chúng vào tình cảnh bần cùng hóa.
Và để dễ trị, thì cần phải làm cho xứ thuộc địa kiệt quệ về văn hóa. Đó là lý
do vì sao bên cạnh việc mở mang giao thông, phát triển khai mỏ... thì Pháp
vẫn phớt lờ chuyện đầu tư cho giáo dục, chỉ mở một số trường kiểu Pháp để
đào tạo nhân lực dùng vào việc phục vụ cho bộ máy cai trị. Do đó, đại đa số
dân chúng rơi vào tình trạng thất học...
Các chí sĩ yêu nước vẫn đặt niềm tin vào sức mạnh và sự thiêng liêng của
ngai vàng, thì nay họ nhận ra kẻ được gọi là vua kia đã từ lâu không còn giá
trị. Trong giai đoạn Pháp chiếm đóng dần từng bước cho tới khi “bình định”
được hoàn toàn Việt Nam, những đề xướng phát triển kinh tế văn hóa theo
xu hướng cải cách của một số nhà cải cách đầy tâm huyết với đất nước
được đặt lên bàn của vua Tự Đức, song hầu như những sáng kiến đó không
có cơ hội để thực thi. Những trí thức yêu nước đã tỉnh ra rằng: họ không
còn có thể tiếp tục đấu tranh dưới một ngọn cờ cũ để mong giành lại độc lập
cho dân tộc. Phải có một con đường mới. Một lối đi mới cho toàn dân tộc.
Vậy con đường ấy là gì? Ai sẽ đưa dân tộc Việt thoát khỏi cảnh lầm
than? Không ai khác đó là tầng lớp sĩ phu, những người có học thức
nhất và được nể trọng nhất trong xã hội đã giơ vai ra gánh vác lấy
trọng trách ấy.
Những phong trào đấu tranh giành độc lập từ 1903-1908 chuyển sang một
bước ngoặt mới. Trong thời kỳ này đã khắc ghi tên tuổi của nhà yêu nước
như Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Xuất thân là những nhà nho nhưng
trước những biến động dữ dội của tình hình trong nước và trên thế giới, đã
nhanh chóng đón nhận những tư tưởng mới từ phương Tây, tự thay đổi nhãn
quan và nỗ lực tìm một con đường đi mới cho cả dân tộc. Tầng lớp trí thức
mới này đã nhìn thấy nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự mất nước: chúng ta đã
thua phương Tây cả một thời đại, không chỉ về kinh tế, khoa học kỹ thuật
mà còn cả trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như những cuộc đối đầu với ngoại