LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 38

thông chữ Hán, nhà trường dùng sách tân thư Trung Quốc làm tài liệu giáo
khoa. Ngoài ra, các sách vở cũng lồng vào các bài giảng kêu gọi lòng yêu
nước, tinh thần tự cường dân tộc.

Về cách học, trong cuốn Văn Minh tân học sách do chính các nhà tư tưởng
của Đông Kinh Nghĩa Thục soạn ra, có đoạn viết: “Cho phép học trò bàn
bạc tha hồ đối đáp tự do, không phải nề hà. Không cần thể cách gì hết. Rồi
thêm vào đó, mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ, để cho cái mà học
sinh học và thi không trái với công việc thực tế mà họ phải làm...” Một cách
dạy và học rất tiến bộ, đến nay vẫn còn thấy được tính đúng đắn của nó.
Nguyễn Hiến Lê sau này đã đánh giá: “Tư tưởng thực là cách mạng.”

Với những tư tưởng mới, giúp người dân nâng cao đời sống văn minh, có
kiến thức thực tiễn để áp dụng vào đời sống, phát triển văn hóa và kinh tế.
Song, điều sâu sa hơn nữa là qua đó đã làm thức tỉnh lòng tự cường dân tộc.
Thùy Dương trong bài báo Bảo quốc túy, tuyết quốc sỉ[2] đã nhấn mạnh
chương trình giảng dạy của Đông Kinh Nghĩa Thục là “đưa vào các môn
toán, khoa học thường thức, tùy nghi tiếp thu những cái mới của văn minh
Âu Tây để khai trí, canh tân - một tư tưởng, phương pháp rất mới ở thời bấy
giờ. Nhưng chủ yếu bên trong là làm cho người dân ý thức được thân phận
nô lệ mất nước, khơi dậy lòng ái quốc và ý chí phục thù để rửa nhục cho nòi
giống.” Nhà sử học Chương Thâu cũng đánh giá tính chất của Đông Kinh
Nghĩa Thục không bó hẹp trong phạm vi văn hóa - giáo dục mà có ý nghĩa
như một cuộc vận động cải cách tư tưởng - văn hóa để đạt được mục đích
duy tân đất nước, tạo nền tảng để xây dựng một quốc gia Việt Nam độc lập
và giàu mạnh, sánh ngang các nước phương Tây, Mỹ và Nhật Bản và tiến
tới giành độc lập tự cường cho dân tộc.

[2] Đăng trên Người lao động ngày 16.6.2002

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.