hoạt động của trường cũng có công không nhỏ của bà Cử và các cô con gái.
Nhiều học trò cũ của cụ, cảm khái cái nghĩa khí, tấm lòng của thầy đối với
sự nghiệp giáo dục dân trí của đất nước, cũng đã quyên góp những món tiền
lớn để giúp đỡ cho Đông Kinh Nghĩa Thục...
[1] Đào Trinh Nhất - Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên
1917
Không phải chỉ khi Đông Kinh Nghĩa Thục mở ra, người dân mới biết đến
cụ cử Can. Thực ra, tiếng tăm của cụ đã từng vang khắp chốn Hà Thành từ
lâu. Đó là người mà giới nho học nể vì, như một tấm gương mẫu mực về
học vấn và tiết nghĩa. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước suy vi, từng
bước mất dần vào tay giặc Pháp, những cuộc khởi nghĩa vũ trang đều bị dẹp
tan trong khi vua quan triều Nguyễn đã cam chịu kiếp nô dịch, Lương Văn
Can cũng như rất nhiều danh sĩ Hà thành cảm thấy bất lực trước thời cuộc.
Lương Văn Can, hiệu là Ôn Như, sinh năm 1854, trong một gia đình
nghèo làm nghề nông và tiện gỗ ở xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc,
phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Dù là một gia đình nghèo nhưng lại
trọng chữ nghĩa, các bậc thân sinh đã phải cầm cố đất đai để cho
Lương Văn Can và người em là Lương Ngọc Lâm theo nghiệp đèn
sách. Sự hiếu học của một gia đình nghèo đã giúp đất nước có thêm
một tên tuổi lớn.
Thuở thiếu thời, rất may mắn chàng thanh niên Lương Văn Can đã sớm
được theo học bởi một người thày có tinh thần yêu nước. Đó là cụ Tú Liêm,
người mà sau đó đã có những hoạt động chống Pháp và bị quân Pháp bắt.
Ngay từ khi chưa đỗ đạt, Lương Văn Can đã được biết đến qua một hành
động rất dũng cảm: một mình dám đứng lên xin xác thầy dạy, cụ Tú Liêm -
một nhà nho yêu nước có các hoạt động chống Pháp và bị Pháp bắn chết,
bêu đầu ở phủ Hoài Đức - về để mai táng. Hành động này của Lương Văn
Can thời đó đã được triều Nguyễn khen là người có nghĩa. Những năm tiếp