Ngôi nhà của Lương Văn Can đã trở thành tâm điểm hội tụ hai luồng tư
tưởng Đông Du và Duy tân trong những năm đầu thế kỷ 20.
Trước tiên, phải tự khai trí cho mình
Là người nhiều tuổi nhất trong số các chí sĩ yêu nước sáng lập Đông Kinh
Nghĩa Thục, hậu thế khi nhìn lại cuộc đời Lương Văn Can đã không khỏi
ngạc nhiên khi ở tuổi ngũ tuần mà cụ vẫn rũ bỏ được tư tưởng nho gia để
đón luồng gió mới của phương Tây. Bình thường, để trở thành nhà trí thức
cấp tiến đã là một điều không đơn giản với một nhà nho trẻ tuổi đã từng tôi
rèn từ nhỏ trong môi trường khoa cử, thấm nhuần đạo Khổng, lại càng khó
hơn với một nhà Nho tuổi đã sang bên kia nửa cuộc đời. Hành động “đổi
bút lông sang bút sắt”, nhanh chóng đón luồng triết học phương Tây của cụ
Lương Văn Can khiến người đời khâm phục, đồng thời cho thấy cái Tâm và
cái Tầm của một chí sĩ yêu nước.
Trong suốt một thời gian dài chứng kiến cảnh triều đình Nguyễn bất lực,
nhượng bộ từng phần dâng đất đai cho người Pháp, Lương Văn Can cũng
như biết bao nhà nho yêu nước thời đó, cảm thấy bất lực trước thời cuộc, dù
đã cố gắng xoay trở tìm cách góp sức cho tổ quốc. Đã có thời gian cụ tự ghi
tên ra ứng cử vào hội đồng thị chính thành phố Hà Nội, với mong muốn
dùng tiếng nói của mình đấu tranh giúp cho dân bớt được cảnh lầm than
chừng nào hay chừng đó. Song cụ cũng sớm nhận ra đó là một việc làm vô
nghĩa, bởi cái chức vụ tưởng như rất to tát này hóa ra chỉ là chiếc ghế mà
người ngồi trên đó không có chút quyền hành nào: trong số 18 ghế ủy viên
thì người Pháp chiếm tới 16 ghế và mọi quyết định của hội đồng này đều
phải được thông qua Thống xứ Bắc kỳ hoặc Toàn quyền Đông Dương phê
duyệt. Người Việt ngồi đó hóa ra chẳng thể ho he được gì nếu muốn đưa ra
những ý kiến có lợi cho người dân mình... Nhiều bạn bè thời đó thắc mắc về
hành động này, cụ Can cho hay: “Dẫu từng ứng cử làm nghị viện tỉnh, nghị
viện thành phố, nhưng nghĩ mình làm nghị viện mà không có quyền phát