đồng thời người dân sẽ nhận ra trách nhiệm của mình trước tổ quốc. Việc
chấn hưng giáo dục nên làm trước nhất, để nhanh chóng khắc phục sự yếu
kém của người Việt, bồi dưỡng những nhân tài, nhanh chóng hội nhập với
nền văn minh thế giới, tìm được một chỗ đứng cho quốc gia trong cộng
đồng thế giới. Đó là một tư tưởng rất tiến bộ vào thời bấy giờ.
Điều gì khiến cho hai phái bạo động và ôn hòa đã đi đến chỗ cùng nhất trí
trong quan điểm đấu tranh bằng công cụ mới - khai dân trí - như vậy?
Nguyễn Hiến Lê đã thuật lại trong Đông Kinh Nghĩa Thục về cuộc gặp gỡ
giữa hai phái bạo động và ôn hòa trên căn gác tẩu mã tại nhà Lương Văn
Can:
“Cụ Sào Nam kể lai lịch cùng chí hướng của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để,
những lời hứa hẹn của các chính khách Nhật rồi bàn lẽ phải nhờ sức viện
trợ của Nhật.
Cụ Nguyễn Quyền đứng dậy nói:
Theo ngu ý, như vậy e sa vào cái lỗi “tiền môn cự hổ, hậu hổ tiến lang”[2]
mất.
[2] Đuổi hùm cửa trước, rước sói vào cửa sau
Cụ Sào Nam bênh vực quan niệm của mình, đại ý nói, không nhờ ngoại viện
thì gắng sức cũng chỉ gây được thanh thế như cụ Phan Đình Phùng là cùng,
không sao thắng nổi Pháp.
Cụ Lương đứng ra hòa giải:
Tôi nghĩ, ngoại viện và tự cường phải đồng thời tiến hành mới nên.”