nhà đi sang nước ngoài. Việc làm này cho thấy cụ Ôn Như là người rất kín
kẽ, biết lường trước tính sau, chắc chắn và sáng suốt.
Đối với Lương Văn Can, mọi con đường đều để đi đến mục tiêu cuối
cùng: giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Đó là mục đích cao cả nhất và
thiêng liêng nhất mà cụ theo đuổi suốt cuộc đời.
***
Mô hình trường Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra với mong muốn là nơi để các
nhà nho tiến bộ thực truyền bá những tư tưởng mới để nhanh chóng làm
thay đổi cơ bản về trình độ dân trí và nền kinh tế đất nước.
Là một trong những thành viên sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục, cụ Cử
Can khi đó vừa đảm nhiệm việc biên tập sách giảng dạy đồng thời vừa là
một người nắm giữ “tay hòm chìa khóa” cho nhà trường. Theo dõi việc thu
chi quả là không dễ dàng đối với những nhà nho từ nhỏ đã cặm cụi với bút
lông để đi theo con đường khoa bảng, dẫu vậy, cụ vẫn tình nguyện đảm
nhận công việc này. Căn nhà của cụ còn là ký túc xá cho một số học sinh
quá nghèo tá túc. Quả là không hề phóng đại khi nhận định rằng gia đình
của Lương Văn Can hồi đó đã cống hiến hầu như toàn bộ tâm sức, trí lực và
tài sản cho ngôi trường với giấc mơ khai trí dân quốc.
Những ngày đầu tiên mở trường, số kinh phí để duy trì trường đều do các
thành viên sáng lập đóng góp và một số nhà hảo tâm yêu nước. Nhưng chỉ ít
lâu sau, số người theo học đã lên tới vài trăm. Lúc này, để duy trì cho
trường hoạt động phải cần đến nguồn kinh phí rất lớn. Các đóng góp của
các sĩ phu tiến bộ và những nhà hảo tâm cũng bắt đầu thưa dần, lòng tốt của
con người đến mấy thì cũng có giới hạn, bởi ai cũng phải lo kinh tế cho gia
đình riêng của họ. Gia đình cụ Can do đã đóng góp nhiều lần cho trường và
các tổ chức cách mạng đưa người ra nước ngoài học tập, nên dù việc buôn
bán vẫn rất phát đạt thì ngân quỹ gia đình cũng không thể cáng đáng nổi