LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 50

những chi tiêu của trường. Tình hình tài chính của Đông Kinh Nghĩa Thục
rơi vào tình thế “nước sôi lửa bỏng”, phải cần ngay một số tiền để duy trì
cho bộ máy của trường ngày một phình to ra: nào tiền in sách, tiền ăn cho
mấy chục người, tiền trả một khoản phí nhỏ mang tính chất “tượng trưng”
cho các thầy giáo... Và các khoản tiền này ngày một tăng. Sau những đắn
đo, cụ đề nghị với cụ bà bán tiệm buôn Quảng Bình An ở phố Hàng Ngang
để dồn tiền cho trường học. Không ngần ngại, phu nhân đồng ý trước đề
nghị hết sức bất ngờ của chồng. Hiệu buôn bán đi được 7.000 đồng, số tiền
này được xung vào quỹ chi tiêu của trường. Cụ Cử vô cùng cảm kích trước
tấm lòng của người vợ hiền, người đã giúp chồng theo trọn con đường
phụng sự tổ quốc. Hiệu buôn ấy ngoài là một sản nghiệp lớn thì nó còn có ý
nghĩa thiêng liêng là một món hồi môn. Sau này, bà cử kể lại cái quyết định
chóng vánh thời đó: “Tôi cầm bút ký tờ đoạn mãi mà tay run lên. Từ nhỏ,
có bao giờ dám động tới di sản của tổ tiên đâu. Bán cửa hiệu đó xong, độ
một tháng sau trường bị đóng cửa, nếu không, tôi không biết sẽ phải dùng
cách nào để kiếm tiền.”

Sau này, Phan Bội Châu càng kính phục và trân trọng tấm lòng Lương Văn
Can vì từ cha đến con đều thiết tha yêu nước và hết sức hăng hái tham gia
vào phong trào đấu tranh giành độc lập. Cụ Cử đã “xuất tiền hàng nghìn
hàng vạn” để tiếp tế cho phong trào Đông Du trong những giai đoạn khó
khăn nhất, khi mà mật thám Pháp giăng lưới khắp nơi, cả trong nước và ở
nước ngoài. Phan Bội Châu đánh giá lòng yêu nước của cha con cụ Lương
là “không sợ tốn tiền, không ngại đổ máu”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.