LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 48

Từ đó, đường lối cách mạnh của các cụ, kể cả cụ Sào Nam, là một mặt tiến
hành giải phóng dân tộc bằng biện pháp võ trang, mặt khác đấu tranh công
khai hợp pháp nhằm tuyên truyền giáo dục quốc dân, cải cách kinh tế xã
hội để phục vụ cho cuộc đấu tranh võ trang”.

Câu nói của Lương Văn Can trong tình hình mâu thuẫn giữa hai phái duy
tân ôn hòa và duy tân bạo động thời đó được đánh giá như một sự giảng hòa
sự bất đồng trong đường lối đấu tranh của các chí sĩ yêu nước. Lương Văn
Can dường như đã vượt lên trên những tư tưởng đương thời - cụ nhìn ra
được con đường mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tất phải đi qua.

Vì nghiệp lớn, di sản tổ tiên không nên tiếc

Đấu tranh công khai ôn hòa kết hợp bạo động là sự lựa chọn của Can
Lương Văn Can. Cụ đã ủng hộ hết mình sự hoạt động của cả hai phái Đông
Du và Duy Tân. Và sự đóng góp trên mặt trận đấu tranh nào cụ cũng dồn
toàn bộ tâm lực.

Ngay trong thời kỳ đầu của phong trào Đông Du, khi các chí sĩ theo tư
tưởng bạo động như Phan Bội Châu, vận động những người yêu nước xuất
dương sang Nhật du học để từ đó tìm đường cứu nước, sự đóng góp của
Lương Văn Can âm thầm nhưng rất to lớn. Tháng 1.1806, Phan Bội Châu
về nước để vận động các anh tài trong nước đi du học, mở đầu cho quá trình
đông du. Cụ đã tìm được 3 người để đưa sang Nhật. Tháng 10.1905, khi cụ
Phan đặt chân tới Yokohama (Nhật Bản) đã hết sức bất ngờ khi đã thấy
Lương Ngọc Quyến đợi sẵn cụ ở đó. Tiếp theo là con thứ của cụ Can,
Lương Ngọc Nhiễm và 4 người học trò của Lương Văn Can lên đường sang
Nhật. Như vậy, mở đầu phong trào Đông du, trong số 9 thanh niên du học,
cụ cử Can đã có công đóng góp thảy 6 người (trong đó có 2 con trai). Để
“hợp thức hóa” cho việc 2 con đi Nhật du học, cụ đăng báo về việc con bỏ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.