LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 51

IV. Công cuộc “khai dân trí, chấn dân khí”

Mới mẻ thay luồng gió canh tân

Ngoài giảng dạy, thì mỗi tháng trường có 2 buổi diễn thuyết trước công
chúng vào ngày rằm và mồng một. Những hoạt động diễn thuyết diễn ra rất
sôi nổi, mỗi buổi diễn thuyết đã thu hút một lượng thính giả vô cùng đông
đảo. Đây là một trong những hoạt động tuyên truyền rất hiệu quả của Đông
Kinh Nghĩa Thục. Những đề tài diễn thuyết đều được xoáy quanh mục đích
chính: làm sao truyền được các kiến thức mới cho người dân, xóa bỏ dần
những hủ tục lạc hậu tồn tại trong xã hội hàng ngàn đời; đồng thời cũng là
tiếng chuông đánh thức lòng yêu nước, tính tự cường vốn lâu nay hầu như
đã bị vùi sâu bởi những nhọc nhằn của cuộc mưu sinh và nỗi sợ hãi của
thân phận người dân trong một đất nước nô lệ. Cụ Lương Văn Can, người
cao tuổi nhất với vẻ điềm đạm, chững trạc rất đáng kính, thường giữ vai trò
chủ tọa. Các diễn giả thường xuyên như Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền,
Nguyễn Văn Vĩnh... thì trái lại, rất sôi nổi và phóng khoáng. Họ đều là
những người tiên phong trong cách ăn mặc mới: quần tây, áo cánh, cắt tóc
và để răng trắng. Con trai thứ của cụ Lương Văn Can là Lương Trúc Đàm,
trở thành một trong những nhà giáo, nhà diễn thuyết đầy nhiệt huyết. Dân
chúng Hà Thành cũng đặc biệt tán thưởng một diễn giả rất hăng hái và có
cách diễn thuyết đầy cuốn hút đó là Phan Châu Trinh.Mỗi lần có dịp ra Bắc
là cụ lại tham gia vào việc diễn thuyết trước hàng ngàn người dân. Các cuộc
đăng đàn diễn thuyết đôi khi trở thành những cuộc tranh luận rất sôi nổi và
bình đẳng của các diễn giả. Để hô hào bỏ tục để tóc dài, cụ Phan đã nói một
cách hùng hồn:

“Mấy ngàn năm trước dân tộc “ta đoạn phát văn thân”[1]. Từ khi bị Triệu
Đà cướp nước, mới nhiễm tục Trung Hoa, nhưng chỉ môt số người ở thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.