Trong số các thính giả, ngoài tầng lớp dân thường là các nhà nho, nông dân,
thậm chí có cả những gương mặt của các viên chức, binh lính và quan lại.
Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng và sự cuốn hút của các tư tưởng mới từ
phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục đến đời sống của nhân dân thật là mạnh
mẽ. Một món ăn tinh thần vô cùng phong phú, hấp dẫn, mới mẻ vào thời kỳ
đó.
Từ những buổi diễn thuyết này, các thơ văn cổ vũ lòng yêu nước và tinh
thần đổi mới đã đi sâu vào các tầng lớp nhân dân, thổi bùng lên những
phong trào đổi mới như cắt tóc, ăn mặc Âu hóa, phản đối việc dùng tiền sắt
do Pháp đúc... Các hoạt động giảng dạy, diễn thuyết này đã lan ra các vùng
phụ cận. Trường ban đầu ở số 4 Hàng Đào, sau mướn thêm căn số 10 và
ngoài ra còn được mở 4 phân hiệu tại Hà Đông và Sơn Tây. Nhiều trường
lớp mô phỏng Đông Kinh Nghĩa Thục được mở ra ở các tỉnh lân cận khác
như Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương... Các phong trào này hòa
với các phong trào Duy tân ở miền Trung rồi ở Sài Gòn... đã tạo nên một
làn sóng Duy tân trên khắp đất nước.
Những tư tưởng duy dân của các nhà nho lập trường Đông Kinh Nghĩa
Thục còn được lan xa, lan rộng nhờ sự ủng hộ của những tờ báo tiến bộ thời
đó. Hai cơ quan ngôn luận chính cho Đông Kinh Nghĩa Thục là Đăng Cổ
Tùng Báo do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút phần quốc văn và Đại Việt Tân
Báo do Đào Nguyên Phổ làm chủ bút. Hai nhân vật này rất nổi tiếng thời
đó. Nguyễn Văn Vĩnh, một trong những sáng lập viên của Đông Kinh
Nghĩa Thục và phụ trách dạy Việt Văn và Pháp Văn cho Đông Kinh Nghĩa
Thục. Đào Nguyên Phổ thì dạy Hán Văn. Những bài viết giàu tâm huyết
trên hai tờ báo này đã góp phần không nhỏ làm thay đổi, đánh bật tận gốc rễ
rất nhiều hủ tục và tư duy lạc hậu của người dân nước Việt.
***
Dù tài liệu giảng dạy của Đông Kinh Nghĩa Thục đã mất mát đi gần hết,