thủ. Hai là, dựa vào người mà không biết tự lập.Ba là, yên thân mình, nhà
mình mà không biết ái quần, ái quốc.”
Quốc Dân Độc Bản còn đề cập tới lòng yêu nước - một tình cảm rất tự
nhiên của mỗi con người. Song, yêu nước, theo các nhà nho cấp tiến, không
phải là lời nói suông. Mỗi người phải thể hiện lòng yêu nước bằng chính
hành động của mình, “phải có dũng khí làm cho thế lực của chúng ta mở
rộng ra thành nước lớn”, phải “rèn luyện tinh thần công thủ và chiến
thắng”; với những tài nguyên thiên nhiên mà đất trời ban tặng thì chúng ta
phải “dốc tâm tư, tài lực ra, phát huy những của cải tiềm tàng ấy”. Và với
truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm, thì người yêu nước là người phải
biết “mài sắc ý chí tiến thủ mà tự cường không nghỉ, khiến cho nền văn
minh của nước ta cao tột bực. Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc không
miệt thị văn tự của tổ tông truyền lại khi tiếp thu nền văn hóa nước ngoài...
Những nhà chí sĩ yêu nước ấy chứa chan hi vọng vào một ngày mai tươi
sáng: “Biết đâu thế kỷ XX này, thế giới da vàng chúng ta chẳng phải là do
thiếu niên chúng ta xây dựng? Chỉ sợ chúng ta không có lòng yêu nước thật
sự mà thôi.”
Khi nói về ý chí tiến thủ, Quốc Dân Độc Bản khẳng định: “Nước nào có
nhiều người có ý chí tiến thủ thì nước đó mạnh.” Và đó là lý do vì sao mà
người châu Âu đã vươn thế lực ra khắp toàn cầu. Trong khi đó “dân ta đại
để bảo thủ mà không biết tiến thủ. Sở dĩ bảo thủ, một là do “tri túc”, hai là
do “hiếu cổ”.(...) Người ngày nay mà không muốn hơn người ngày xưa thì
vă minh không tiến. Nước yếu thì sẽ bị nước văn minh hơn thôn tính. (...)
sống thời buổi cạnh tranh ngày nay, đạo lý của tự cường là: họ tiến một
bước, mình cũng phải tiến một bước.
Và nỗi bi thảm của một quốc gia không được độc lập đó là: “Người Âu xâm
chiếm nước ta, tham vọng của họ rất lớn, mà lòng khinh ghét của họ đối với
người giống khác cũng rất ghê. Cho nên, nước ta phụ thuộc họ thì họ ngấm
ngầm thay đổi ngôn ngữ, văn tự của ta, tiêu diệt tận gốc lòng yêu nước của