Hàng loạt bài thơ phú, bài vè đã cổ vũ cho việc buôn bán, lập thương hội,
mở đồn điền... Chẳng hạn, người thời đó rất hăng hái ủng hộ phong trào
buôn bán, hơp thương. Trong Bài ca khuyên hợp thương của cụ Trần Quý
Cáp cho thấy một không khí hợp buôn bán rất sôi nổi:
... Bỏ bạc tiền ra để buôn chung
Người có của kẻ có công
Xem nhau lại đem lòng thân ái
Hiệp bãi cát gây nên non Thái
Hiệp ngàn dòng nên cái biển Đông
Mới gọi rằng hào kiệt, anh hùng...
Trong Quốc Dân Độc Bản có hẳn một chương cổ vũ “Nước ta nên chấn
hưng thực nghiệp”, trong đó có đoạn: “Nói về văn minh thì nước ta đã có
nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp từ lâu rồi, và dân ta cần kiệm, chỉ
có, tinh xảo. Về tài nguyên thiên nhiên thì khắp nước đều có sông ngòi đủ
tưới tiêu, bờ bãi ven sông lắm phù sa, thích hợp cho trồng trọt. Rồi mỏ than,
mỏ sắt đâu cũng có, không kể hết. Nước như vậy mà dân vẫn nghèo, vì
nguyên nhân nào thì chúng ta cũng biết. Phẩm vật là do nông nghiệp, công
nghiệp mà có phẩm vật càng nhiều càng hay. Chức nghiệp cũng không hạn
chế. Thương nghiệp tuy không làm ra phẩm vật nhưng lại làm cho phẩm vật
do công nghiệp, nông nghiệp làm ra lưu thông, không ứ đọng. Do đó, nông,
công, thương đều là thực nghiệp, làm giàu cho đất nước. Thực nghiệp càng
phát triển, nước càng giàu.”
“Thực nghiệp càng phát triển, nước càng giàu” - đó là một con đường mới