Lạng Sơn, cáo quan về mở hiệu buôn tơ ở Hàng Gai (hay Hàng Quạt?) và
chính cụ ngồi cân tơ.” Quả là một hình ảnh rất sinh động và lạ lùng thời đó.
Khó ai hình dung ra cảnh một vị quan lớn có thể bỏ quan trường để trở
thành một nhà buôn, không phẩm hàm, không chức tước, từ sáng tới tối bận
bịu với chuyện buôn buôn bán bán. Cụ Nghiêm là một minh chứng tuyệt
vời nhất cho sự lên ngôi của nghề kinh doanh trong thời kỳ đó và cũng là
bằng chứng về sự tiên phong cho các nhà nho: vứt bỏ công danh, chức tước
để đi tiên phong trên con đường củng cố nền kinh tế.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, có hai tên tuổi được lưu danh đó là Độc tướng
quân và Bùi Đình Tá. Độc tướng quân không rõ tên tuổi, cũng là một nhà
nho học giỏi nhưng không thích con đường khoa cử. Ông hưởng ứng phong
trào duy tân đã lên Yên Bái mở đồn điền Yên Lập, rộng tới 50 mẫu, song do
không có người làm (cái tên Độc tướng quân được đặt cho con người này
bởi vì ông một mình lao động nơi rừng thiêng nước độc) nên cuối cùng
cũng thất bại. Bùi Đình Tá, vốn con nhà quan, được học trường Tây, một
người Tây học nhưng có tinh thần yêu nước. Cụ đã mở một đồn điền ở Mỹ
Đức (Hà Tây) làm nơi nuôi dạy trẻ mồ côi, như một cô nhi viện đầu tiên ở
Việt Nam. Song do thiếu vốn nên sau vài vụ mất mùa cụ đã không còn cầm
cự được, phải giải thể.
Thời đó, các nhà nho dù không có kiến thức gì về địa chất, nhưng cũng
hăng hái đi vào lĩnh vực khai mỏ và đã tìm ra một số mỏ than, mỏ chì, mỏ
kẽm. Công cuộc khai mỏ dở dang thì bị dẹp vì trường Đông Kinh Nghĩa
Thục bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Nhìn lại lịch sử giai đoạn này, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thú vị khi
đã có một thời kỳ các nhà nho hăng hái quăng bút nghiên xông ra thị trường
làm kinh tế. Thành tựu mà lớp trí thức thời đó đạt được từ phong trào thực
nghiệp không phải chỉ đánh giá dựa trên yếu tố lợi ích kinh tế cho cơ sở
trường, vì tổ chức của các hội buôn này vẫn còn manh mún và mang tính
chất cá nhân nhiều hơn; song cái lớn hơn là các nhà nho đã phá bỏ được