LƯƠNG VĂN CAN - XÂY DỰNG ĐẠO KINH DOANH CHO NGƯỜI VIỆT - Trang 63

V. “Lò phiến loạn Bắc Kỳ”

Hoạt động trong trường Đông Kinh Nghĩa Thục là các danh sĩ mà trong đó
tự hình thành theo hai phái: phái bạo động và phái ôn hòa. Đường lối hoạt
động của những chí sĩ Đông Kinh Nghĩa Thục theo chủ trương ôn hòa của
Phan Châu Trinh, đấu tranh công khai với Pháp một cách khéo léo, từng
bước giành lại dân quyền và nhân quyền.

Theo như đánh giá của Nguyễn Hiến Lê thì hai phái ôn hòa và bạo động
“chung sống hòa bình” với nhau, hầu như không xảy ra mâu thuẫn đối
kháng. Tất nhiên, vì nằm ngay giữa Hà Thành, Pháp luôn giăng mật thám
dò la khắp nơi, thì không dễ dàng cho phái bạo động thực hiện các hành
động mang tính bạo động. Họ chỉ thể hiện ngầm trong các bài giảng và một
số hành động bí mật. Tuy vậy “nhiều cụ lại quá hăng hái” và đây là gót
chân Asin để thực dân Pháp tóm được.

Trong Lương Văn Can và phong trào Duy Tân - Đông Du, Lý Tùng Hiếu
có đề cập đến vấn đề này: “Song song với việc phát động phong trào mở
trường, lập hội kinh doanh, một số thành viên Đông Kinh Nghĩa Thục còn
có những hoạt động ám trợ cho phái Đông Du - bạo động. Các cụ Nguyễn
Quyền, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí tích cực vận động và tuyển chọn
người để gởi đi du học. Các cụ Vũ Hoành, Lê Đại, Nguyễn Quyền, Nguyễn
Hữu Cương thì hăng hái vận động những người ghét Pháp và cùng với các
binh lính người Việt đóng trong thành Hà Nội cũ bàn kế hoạch nổi dậy
hưởng ứng lời kêu gọi bạo động cứu nước của Phan Bội Châu.v.v.”

Cũng không ít lần tại các buổi diễn thuyết, những người đăng đàn đã bàn
về lòng yêu nước một cách sôi nổi. Do vậy, không khó gì để thực dân Pháp
đánh hơi được sự nguy hiểm của Đông Kinh Nghĩa Thục. Cụ Lương Văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.