vô số những nhục hình tra tấn. Song, tất cả những gian khổ, đau đớn về thể
xác vẫn không khuất phục được tinh thần của người chiến sĩ yêu nước.
Thậm chí, ông biến nhà tù thành nơi tuyên truyền cách mạng.
Trước kia, các anh em đồng chí chỉ thấy Lương Ngọc Quyến chỉ thiên về võ
lược, không có thói quen ngâm vịnh thơ phú như các anh em chiến sĩ khác.
Nhưng trong chốn lao tù lại là thời gian ông sáng tác khá nhiều. Ông dùng
văn chương như một công cụ để chuyển tải tinh thần cách mạng của mình.
Lương Ngọc Quyến đã để lại ấn tượng cho thực dân Pháp về một tù chính
trị cực kỳ nguy hiểm, do đó chúng đã giam cầm ông hết sức nghiêm ngặt.
Phiên tòa xét xử “tội phạm” Lương Ngọc Quyến tại Hà Nội đã thu hút sự
quan tâm của đông đảo dân chúng. Thực dân Pháp triệu bà Lê Thị Lễ tới để
hòng làm lung lạc ý chí của ông bởi tình phụ tử. Song, trước rất đông đảo
người tham dự phiên tòa, bà cử Can không hề tỏ ra run sợ hay đau đớn khi
chứng kiến cảnh con trai thân hình tiều tụy, tay đeo xích sắt và vai nặng trĩu
gong cùm. Bà đã rất cứng cỏi đối chất với quan tòa: “Từ thuở còn trong bào
thai, chúng tôi đã dạy con về tình thương yêu nòi giống. Bởi vậy, các con
tôi theo đuổi mục đích cứu nước là hợp đạo lý gia đình và đạo lý đất nước
của chúng tôi, sao lại gọi là phản loạn?” Câu nói đanh thép của một bà mẹ
đã như một cái tát thẳng mặt những kẻ ôm chân Pháp ngồi chủ tọa phiên
tòa. Bà Cử quay sang nói với con trai, giọng đầy xúc động: “Mẹ chỉ mong
con xứng đáng là con dân nước Việt đến hơi thở cuối cùng.”
Những lời của bà Cử Can đã làm nhiều người tham dự phiên tòa rơi lệ. Phải
nuốt nỗi đau xuống tận đáy lòng, người mẹ ấy mới có thể hành động một
cách anh dũng như vậy.
Lời động viên của mẹ như tiếp thêm sức mạnh cho Lương Ngọc Quyến để
ông vượt qua những đau đớn về thể xác.
Lương Ngọc Quyến bị kết án tù chung thân và bị đày đi Thái Nguyên ngày