M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 116

Hiệu quả về mặt quản lý (kỹ năng, kiến thức của ban lãnh đạo có
thể áp dụng trong một công ty hoạt động tập trung hơn).

Các cân nhắc về mặt chiến lược (ví dụ, tập trung vào lĩnh vực kinh
doanh chính, chuẩn bị sáp nhập ngang, tăng lưu lượng tiền, hay
tạo điều kiện cho các công ty con phát triển hơn, đặc biệt trong
trường hợp công ty con vẫn đang bị công ty mẹ sở hữu một phần).

Kế hoạch cá nhân của lãnh đạo cấp cao, chẳng hạn như kế hoạch
về hưu hoặc một lãnh đạo có ý định đứng đầu bộ phận bị bán lại.

Liên doanh và các đối tác chiến lược có thể mang lại một số lợi ích

tương tự như một cuộc mua lại, tuy nhiên, hình thức này không đắt đỏ

và không có nhiều vấn đề phải giải quyết như khi sáp nhập hai công ty

lại với nhau. Trong một liên doanh hay một sự hợp tác chiến lược, một

thực thể kinh doanh thường được tạo ra để thực hiện các hoạt động của

liên doanh. Một hiện tượng phổ biến là một đối tác sẽ được lợi từ liên

doanh trong khi đối tác kia phải gánh chịu nhiều tổn thất, trong đó

nhiều tài sản trí tuệ quan trọng của một trong hai bên hoặc cả hai bên sẽ

bị mất mát. Tính trung bình, liên doanh tồn tại khoảng bảy năm, sau đó

thường là một bên đối tác sẽ tiếp quản hoàn toàn các hoạt động của liên

doanh. Cần lưu ý đặc biệt tới những điều khoản của hợp đồng.

Mục tiêu của các liên doanh có thể là:

Tiếp cận một thị trường mới về mặt địa lý

Khóa một nguồn cung cấp, nếu liên doanh với một nhà cung cấp

Quy mô kinh tế trong sản xuất hay marketing (ví dụ, trong ngành
sản xuất ô tô)

Chuyển giao công nghệ (ví dụ, trong nghiên cứu và phát triển)

Đánh phủ đầu các đối thủ cạnh tranh bằng cách liên kết với đối tác

Tăng tốc trên thị trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.