tác, thỏa thuận nhượng quyền sáng chế,… Như phần trên đã lưu ý, những
hình thức hợp tác này cũng có thể được coi là những bước nhỏ để tiến tới
quá trình sáp nhập sau này. Tuy nhiên, một số công ty dược lại quyết định
thực hiện sáp nhập ngay từ ban đầu.
Một diễn giả tại một cuộc hội thảo về ngành dược tổ chức đầu năm 2006
đã phát biểu: “Thuê khoán ngoài thường rất khó khăn và phức tạp, bởi vì
không có phần thưởng nào để dành cho chúng ta cả”. Một khi liên minh tan
rã, các đối tác tham gia chắc chắn sẽ để mất một số giá trị được tạo ra sau
những nỗ lực chung của cả hai bên. Khi giai đoạn hợp tác kết thúc, một bên
đối tác có thể sẽ tách ra khỏi liên minh, mang theo những thành quả hợp tác
giữa hai bên. Xét trên bình diện này, một cuộc sáp nhập hoặc mua lại sẽ cho
phép các bên sử dụng tốt hơn tiềm năng hợp tác cũng như năng lực của họ,
từ đó làm tăng sức mạnh cho các công ty. Hơn nữa, quá trình tuyển chọn đối
tác, đàm phán và thực hiện rất tốn thời gian và nguồn lực.
Trong mối hợp tác giữa một công ty lớn và một công ty nhỏ hơn, công ty
nhỏ sẽ có nguy cơ bị đối tác bỏ rơi, bởi vị trí của nó rất dễ bị tổn hại. Ví dụ,
công ty lớn có thể quyết định thay đổi đường hướng phát triển chiến lược
của mình và vì thế, việc hợp tác với một công ty khác không còn cần thiết
nữa. Kết quả là hợp đồng giữa hai công ty có thể kết thúc trước thời hạn.
Khi một công ty nhỏ được mua lại thì tình hình như trên có lẽ sẽ an toàn hơn
cho các lãnh đạo cũng như nhân viên của nó. Tuy vậy, công ty nhỏ có thể từ
chối cơ hội sáp nhập; thay vào đó, họ tìm kiếm một liên minh để có thể tiếp
tục duy trì sự độc lập của mình. Sự lựa chọn này như thế nào phụ thuộc vào
từng giao dịch cụ thể.
Đôi khi, những đánh giá của thị trường về một số công ty rất thấp, khiến
cho khả năng mua lại, xét về mặt tài chính, trở nên kém hiệu quả hơn so với
liên minh, đặc biệt trong trường hợp giá mua lại chỉ cao hơn một chút so với
chi phí thành lập liên minh. Ngoài ra, các nhà đầu tư có khuynh hướng cho
rằng mua lại là một dấu hiệu thể hiện chất lượng của các công ty nhỏ, đặc
biệt khi công ty đó là trung gian hay hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và
phát triển cơ bản. Điều đó chứng minh giá trị của Bên Bán, đồng thời tăng