M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 125

6

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG THỦ TỐT

NHẤT

Không phải cuộc mua lại nào cũng đều được chào đón. Các lý do kháng

cự một giao dịch cũng nhiều chẳng kém các lý do thúc đẩy thực hiện giao
dịch. Thông thường, kháng cự là một chiến thuật nhằm đạt được mức giá
cao hơn cho cổ đông của Bên Bán cũng như có được một giao dịch tốt hơn
cho ban lãnh đạo, bởi vì chiến lược phòng thủ mạnh mẽ thường sẽ khiến
Bên Mua tìm cách nâng cao mức giá đề nghị. Có thể ban lãnh đạo Bên Bán
thực sự tin tưởng rằng nếu độc lập, công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Hoặc
ban lãnh đạo có thể đang tìm kiếm những lợi ích riêng cho bản thân họ.

Tuy nhiên, các cổ đông mới là người có tiếng nói quyết định đối với

đường hướng hoạt động trong tương lai của công ty. Các quy tắc quản lý
doanh nghiệp, luật pháp và quy định đều yêu cầu rằng ban lãnh đạo các công
ty cần phải hành động vì lợi ích của các cổ đông. Các giám đốc phải nỗ lực
làm việc trong phạm vi chức năng của mình là giám đốc công ty chứ không
được chú trọng vào cổ phần riêng hay cổ phần của gia đình họ. Các quy định
pháp lý khác cũng có thể được áp dụng vào các quyết định của những người
chịu trách nhiệm quản lý và các giám đốc, tùy theo từng tình huống, chẳng
hạn như khi có nhu cầu cần phải xin ý kiến của công đoàn hoặc hội đồng
nhân viên.

Song, một kế hoạch phòng thủ mạnh mẽ lại thường tốn thời gian. Trong

khoảng thời gian thêm này có thể xảy ra nhiều thay đổi đối với cục diện
cuộc giao dịch. Bên Mua thậm chí lại trở thành một công ty mục tiêu, bởi
Bên Bán có thể sẽ đưa ra lời đề nghị mua với họ hoặc một công ty khác
nhảy vào cuộc chiến và đề nghị được mua lại chính Bên Mua. Do đó, một kế
hoạch phòng thủ hiệu quả là điều cần thiết đối với cả Bên Mua và Bên Bán.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.