rất tỉnh táo và đưa ra quyết định gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố
tài chính ngắn hạn.
Để tìm hiểu hoạt động của các nhà môi giới, cần phải biết họ làm gì với
số cổ phiếu của mình tại Bên Mua. Nhà môi giới tạo ra các vị thế “hàng rào
môi giới”, qua đó khả năng mắc rủi ro của họ chỉ giới hạn ở giao dịch chứ
không phải trên cả thị trường. Thường thường, các nhà môi giới sẽ gắn bó
lâu dài với Bên Bán hơn là Bên Mua, bởi vì trong lịch sử M&A, khi một
giao dịch được công bố, giá cổ phiếu của Bên Mua thường giảm trong khi
giá cổ phiếu của Bên Bán lại tăng (tuy không tăng tới mức của Bên Mua, trừ
khi thị trường hy vọng rằng nhiều Bên Mua khác sẽ xuất hiện để tạo đà cho
cuộc đấu thầu mua bán này). Vì thế, khi lập ra vị thế hàng rào cho mình, các
nhà môi giới sẽ cân nhắc tới các yếu tố sau: giao dịch hiện tại và khả năng
thành công theo lời khẳng định của các bên tham gia, các giao dịch tiềm
năng từ các công ty khác, và bất kỳ thay đổi nào do Bên Bán thực hiện để
phòng thủ.
Deutsche Borse gặp thất bại vì các nhà môi giới
Cuối năm 2004, Tập đoàn Deutsche Borse đưa ra một lời đề nghị mua
Sàn Giao dịch Chứng khoán London. Là sàn giao dịch chứng khoán lớn
nhất Châu Âu, ban lãnh đạo cấp cao của Deutsche Borse (đứng đầu là
Werner Seifert) và ban Giám đốc (do cựu giám đốc Ngân hàng
Deutsche Bank, Rolf Breuer dẫn đầu) cảm thấy rằng sẽ tiết kiệm được
rất nhiều chi phí nếu các sàn giao dịch được sáp nhập lại. Đây là lần thứ
hai họ tìm cách mua Sàn Giao dịch Chứng khoán London sau rất nhiều
năm.
Giao dịch này bị bỏ dở giữa chừng bởi vì lượng cổ phiếu của Deutsche
Borse thay đổi trong khi các bên đang tiến hành đàm phán. Sàn Giao
dịch Chứng khoán London đã từ chối giao dịch này và kêu gọi sự hậu
thuẫn từ rất nhiều các bên liên quan mật thiết, trong đó bao gồm các
công ty niêm yết trên sàn, thành viên tham gia giao dịch tại sàn, các nhà
lập pháp ở Vương quốc Anh, giới truyền thông và các cổ đông. Cùng
lúc đó, một số cổ đông của Deutsche Borse cũng bắt đầu gây áp lực đòi