miền Bắc nước Pháp, một công ty với những phương tiện phòng thủ lạc hậu
sẽ điêu đứng trước làn sóng sáp nhập. Chủ động về mặt chiến lược hay sức
mạnh không đủ để đảm bảo thành công cho người khởi xướng – đây là bài
học xương máu mà Mỹ đã rút ra qua các trận chiến tại Việt Nam trong thập
kỷ 1960 và tại Iraq những năm 1990 và 2000. Trong kinh doanh, điều này
tương tự với việc Bên Mua dựa dẫm quá nhiều vào nguồn tài chính lớn và
“lợi thế” của người biết “tiên hạ thủ” (phát hiện của Philip Green năm 2004
khi ông này nỗ lực bất thành trong việc tiếp quản Marks & Spencer).
Hoạt động sáp nhập có thể được ví như cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ
Chiến tranh lạnh, trong đó việc một quốc gia phát triển các loại vũ khí mới
sẽ trở thành động lực khiến các quốc gia khác tìm cách trang bị cho mình hệ
thống phòng thủ tối tân hơn; để rồi điều này lại buộc quốc gia đầu tiên tìm
cách cải tiến kho vũ khí tấn công của mình nhằm duy trì vị trí dẫn đầu. Trên
vũ đài M&A, khi Bên Mua phát triển các công cụ hữu hiệu để việc mua lại
các công ty khác của họ trở nên chắc chắn hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn hay
ít tốn kém hơn, thì cố vấn cho Bên Bán sẽ nghiên cứu để tạo ra những hàng
rào phòng thủ vững chắc hơn cho thân chủ của họ. Những hàng rào phòng
thủ này sau đó lại trở thành động lực cho Bên Mua sáng tạo thêm nhiều
phương thức M&A hữu hiệu. Cũng giống như trong cuộc chạy đua vũ trang,
quá trình “mèo vờn chuột” này dần trở nên phức tạp và đắt đỏ hơn cho tất cả
các bên liên quan.
Do vậy, hiểu biết về những kỹ năng M&A trước đó có tầm quan trọng lớn
đối với bất kỳ Bên Mua hay Bên Bán nào. Đây cũng đồng thời là một khía
cạnh thiết yếu trong việc sử dụng tình báo doanh nghiệp. Sự phát triển của
các sách lược M&A này tập trung chủ yếu trong sáu đợt sáp nhập lớn tính từ
đầu thế kỷ XX, và phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Mỹ, bởi đây là thị
trường M&A lớn nhất và cởi mở nhất trên thế giới. Trong phần nhiều các
trường hợp, những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực M&A đều được áp dụng
đầu tiên tại Mỹ, và sau đó mới được “du nhập” sang các quốc gia hoặc khu
vực khác. Tuy rằng trước thập niên 1990, ở một số khu vực kinh tế lớn trên
thế giới cũng có xuất hiện một vài làn sóng sáp nhập khác với Mỹ, nhưng