M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 14

thường thường, chúng đều chịu tác động của những nhân tố tương tự nhau.
Kể từ thập niên 1990 trở đi, các làn sóng sáp nhập thực sự mang tầm vóc
toàn cầu.

Làn sóng sáp nhập đầu tiên xảy ra từ năm 1897 và kéo dài tới năm 1904.

Làn sóng này được bắt đầu tại Mỹ sau khi cuộc suy thoái năm 1893 kết thúc,
và tồn tại tới khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1904. Cao điểm
của đợt này là khoảng thời gian từ năm 1898 tới 1902. Đa phần các giao
dịch thực hiện trong giai đoạn này là sáp nhập ngang (chiếm 3/4 tổng số các
cuộc sáp nhập thời đó). Kết quả là làn sóng này đã tạo ra một chế độ gần
như độc quyền trong các ngành công nghiệp chính: kim khí, thực phẩm, dầu
lửa, hóa học, xe lửa, máy móc và than đá. Vì vậy, đây còn được gọi là “làn
sóng sáp nhập độc quyền”. Một số tập đoàn hình thành từ làn sóng này tại
Mỹ hiện vẫn là các gã khổng lồ trên thị trường toàn cầu, trong đó có thể kể
đến: Dupont, Standard Oil (kiểm soát 85% thị trường nội địa Mỹ), American
Tobacco (chiếm lĩnh 90% thị trường), General Electric, Eastman Kodak và
US Steel (chiếm 75% thị trường thép). Xu hướng tương tự cũng xảy ra tại
các thị trường khác, đặc biệt là Đức, Pháp và Anh.

Làn sóng sáp nhập thứ hai xuất hiện từ năm 1916 cho tới cuộc Đại Suy

Thoái năm 1929. Sự phát triển của nó được hậu thuẫn bởi sự hợp tác giữa
các công ty. Đây là một phần trong nỗ lực kinh tế giai đoạn Chiến tranh Thế
giới lần thứ Nhất. Khi đó, chính phủ các nước không thực thi luật chống độc
quyền; trên thực tế, họ còn khuyến khích các công ty bắt tay hợp tác với
nhau. Lần đầu tiên, các ngân hàng đầu tư tỏ ra hăng hái tài trợ cho các cuộc
sáp nhập và phần lớn số tiền của các cuộc sáp nhập này nằm trong tay của
một số ít các ngân hàng đầu tư (đáng kể là J.P. Morgan). Vai trò của ngân
hàng đầu tư trong việc đẩy mạnh thị trường giao dịch vẫn còn tiếp tục tới
ngày nay.

Trên 2/3 trong tổng số các giao dịch của làn sóng thứ hai là sáp nhập

ngang; còn lại đa phần là sáp nhập dọc (như vậy, có rất ít các cuộc sáp nhập
kết hợp). Nếu có thể miêu tả làn sóng thứ nhất là “sáp nhập cho chế độ độc
quyền” thì có thể gọi làn sóng thứ hai là “sáp nhập cho chế độ độc quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.