M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 183

từng thực hiện các giao dịch M&A, chỉ có 10% nói rằng quá trình thẩm định
chi tiết của họ dựa vào 4 hoặc nhiều hơn nguồn thông tin bên ngoài công
ty…”. Tức là, trong đại đa số các giao dịch được thực hiện, các đối thủ,
khách hàng, nhà cung cấp, đối tác liên doanh và cựu nhân viên của Bên Bán
đã không được coi là các nguồn thông tin cần tham khảo. Cho dù việc thiếu
giám sát về mặt thương mại đối với Bên Bán có góp phần vào tỷ lệ thất bại
cao trong các giao dịch M&A hay không, nhưng khi bỏ qua một cách có hệ
thống công tác thu thập và phân tích các thông tin liên quan tới xu thế phát
triển chung của ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động của công ty mục tiêu, thì
công ty mua có thể có nguy cơ mua phải một công ty không phù hợp về mặt
hoạt động hay chiến lược với mình, hay tồi tệ hơn là họ sẽ không đạt được
các mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra. Việc bỏ qua các nguồn dữ
liệu thương mại thường xuất phát từ sự tự tin quá mức của công ty mua vốn
đã hiểu về các thị trường và mô hình kinh doanh của công ty mục tiêu, hoặc
do công ty mua quá tự tin vào khả năng quản lý công ty hậu sáp nhập cho dù
đối tượng họ mua là gì đi chăng nữa.

Tầm quan trọng ngày càng lớn của việc xem xét các hành động

tham nhũng

Tại Mỹ và ngày càng nhiều quốc gia khác, một việc làm hết sức cần

thiết là tìm hiểu xem liệu một công ty mục tiêu có tham gia vào những

hoạt động phi đạo đức hay bất hợp pháp không – bất hợp pháp không

chỉ tại quốc gia nơi những hoạt động này diễn ra mà còn tại các quốc

gia khác mà công ty mục tiêu có mặt. Ở Mỹ, những điều này đã được

xây dựng thành luật trong Luật cấm hối lộ nước ngoài (FCPA). Luật

này được ban hành lần đầu tiên năm 1977 nhằm ngăn chặn tình trạng

hối lộ với mục đích thắng được các hợp đồng tại nước ngoài.

Theo tin từ Tạp chí Mergers and Acquisitions: The Dealmaker năm

2005, có ít nhất 3 giao dịch lớn mâu thuẫn với luật FCPA. Trong cả ba

trường hợp, các giao dịch đều bị hoãn lại và một giao dịch bị hủy bỏ.

Năm 2003, Lockheed Martin, công ty đấu thầu thiết bị quốc phòng lớn

nhất thế giới, tỏ ý muốn mua Titan, một công ty chuyên về công nghệ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.