Gatorade mà Quaker Oats hiện đang sở hữu về những khía cạnh như chiến
lược giá cả, phân phối và quảng cáo, hay sau khi tìm ra câu trả lời cho các
câu hỏi về tình hình kinh doanh của Snapple trong quá trình thẩm định chi
tiết, ban lãnh đạo Quaker vẫn quyết định mua công ty này cho dù trên thị
trường có nhiều ý kiến cho rằng Quaker đã trả giá quá cao cho một công ty
trong khi công ty này chưa chứng minh được sự tương xứng của nó so với
mức giá đề nghị.
Thiếu thẩm định chi tiết thương mại
Cuộc mua lại AT&T của NCR năm 1991, cuộc mua lại Magma của
BHP năm 1996 (đã trình bày trong Chương 5) cũng như quyết định
mua National Provident Institution (NPI) của AMP năm 1999 đều được
tiến hành mà không có sự thẩm định thương mại đối với các công ty
mua và thị trường hoạt động của họ.
Sau khi mua lại NCR với giá 7,4 tỷ USD với mục đích tấn công vào thị
trường cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho các công ty bán lẻ
và tài chính, AT&T tiếp tục phải bỏ ra thêm 2 tỷ USD tiền mặt; rốt
cuộc, 5 năm sau đó, AT&T quyết định loại công ty này ra khỏi tập đoàn
với mức thiệt hại lên tới trên 5 tỷ USD. Trong một thông báo gửi tới cổ
đông vào năm 1996, AT&T đã đưa ra những nguyên nhân như “…các
thay đổi trong nhu cầu của khách hàng…” và “… nhu cầu cần có thời
gian quản lý và sự chú ý…”. Có thể nói, thất bại của giao dịch này cho
thấy AT&T đã không thực hiện quá trình thẩm định chi tiết thương mại
vốn có vai trò vô cùng quan trọng, dẫn tới tình trạng “… những lợi thế
của việc sáp nhập dọc đã không thắng nổi các chi phí phải bỏ ra cũng
như các bất lợi mà giao dịch này mang lại… [bởi vì] các đối thủ của
AT&T đã tỏ ra rất đắn đo khi quyết định mua lại một công ty con của
AT&T…”
Tương tự, cuộc mua lại công ty Magma Copper có trụ sở tại Mỹ của
công ty BHP của Úc trị giá 3,2 tỷ AUD (đôla Úc) năm 1996 nhằm hình
thành nên nhà sản xuất đồng lớn thứ hai trên thế giới cũng là một ví dụ
cho thấy công ty mua đã không hiểu rõ về bản thân công việc kinh