M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 197

nhập đối với những khoản nợ mà nó có thể đã vay nhằm thực hiện chính
dịch sáp nhập đó.

TỔNG CHI PHÍ GIAO DỊCH

Khi đánh giá về một giao dịch, các cổ đông và các nhà phân tích thường

cân nhắc xem liệu những lợi ích thu được từ giao dịch đó có lớn hơn các chi
phí phải bỏ ra hay không. Trong một giao dịch M&A, các khoản chi cho
Bên Bán như: trả bao nhiêu cho các cổ đông của Bên Bán để mua lại cổ
phần của họ, số tiền này bao gồm cả mức lợi nhuận mà giao dịch sẽ đạt
được. Tiếp đó là các yếu tố “đã biết” và những chi phí tương đối dễ tính toán
như chi phí cho các ngân hàng đầu tư, luật sư, kiểm toán, các nhà tư vấn
chuyên môn và các chi phí tiếp quản công ty mới, trong đó tính cả những
khoản vay nợ. Gần như không thể tính toán được một cách chính xác các chi
phí cơ hội và các khoản chi cho quá trình hòa nhập hậu sáp nhập (xem bảng
bên dưới), cho dù có sử dụng các kỹ năng tình báo doanh nghiệp ưu việt
nhất đi chăng nữa. Tuy nhiên, một bản phân tích tài chính đầy đủ cần phải
đề cập đến tất cả những chi phí trên; có thể thực hiện điều đó thông qua việc
đưa ra một loạt các giá trị tiềm ẩn.

Công thức tính giá trị tài chính của một giao dịch

V

A+B

> [V

A

+ V

B

] + P + E + OC + IC

Trong đó:

V

A+B

= giá trị của công ty mới sáp nhập

V

A

= giá trị của công ty Mua

V

B

= giá trị của công ty Bán trước khi công bố giao dịch

P = lợi nhuận so với giá trị thị trường hiện tại của công ty Bán (trung

bình, con số này dao động ở mức 20 - 40%).

E = các chi phí “tiền mặt”, hay các chi phí cho quá trình mua lại

(gồm các khoản chi cho ngân hàng đầu tư, chi phí pháp lý, kiểm toán,

các khoản chi khác (như in ấn), và tiền trả lãi vay).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.