OC = “chi phí cơ hội” (phân tán trong quản lý, lực lượng bán hàng,
dẫn tới những phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng, sự cạnh tranh về
sản phẩm và nhân viên bị lôi kéo sang làm việc cho công ty khác).
IC = chi phí cho quá trình hòa nhập hậu sáp nhập (trả trợ cấp thôi
việc, chi phí đào tạo, sáp nhập hệ thống, thay đổi thương hiệu, truyền
thông,..).
Bảng 8.1 Các quan niệm sai lầm và thực tế về việc định giá giao dịch
M&A
Sai lầm
Thực tế
Các chuyên
gia
(kiểm
toán
và
ngân hàng
đầu tư) biết
cách
thực
hiện
các
đánh giá
Không thể biết được tương lai một cách chính xác. Các chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm hơn, nhưng sẽ thật nguy hiểm nếu cho rằng chính kinh nghiệm sẽ giúp họ hiểu
rõ về một công ty hay một giao dịch cụ thể nào đó.
Các đánh
giá
luôn
đúng
Ngay cả khi sử dụng những công nghệ tình báo doanh nghiệp ưu việt nhất, thì kết quả
định giá một công ty vẫn mang nhiều yếu tố chủ quan, và điều này có thể được thể hiện
rõ ràng hoặc không (chẳng hạn như qua các giả định được đưa ra hay qua động cơ của
những người thực hiện đánh giá).
Không có kết quả đánh giá nào là thực sự chính xác và hoàn hảo. Việc lựa chọn các
phương pháp định giá cùng với mức độ quan trọng của từng phương pháp phụ thuộc
nhiều vào kinh nghiệm của những người thực hiện đánh giá chứ không phụ thuộc vào
các định nghĩa về sự “chính xác” trong tài chính.
Cần sử
dụng nhiều
mô
hình
phức tạp để
đưa ra được
Sự phức tạp sẽ mang lại nhiều bất lợi, đặc biệt là nó sẽ làm tốn nhiều thời gian hơn và
số lượng các sai số xảy ra trong các mô hình đánh giá sẽ có thể tăng tỷ lệ thuận với quy
mô và độ phức tạp của các mô hình được sử dụng. Nhiều thông tin chưa chắc đã tốt. Sự
đơn giản thường là câu trả lời hay nhất. Bên cạnh đó, các mô hình báo cáo phức tạp rõ
ràng là sẽ khiến cho công tác kiểm toán, điều tra trở nên khó khăn hơn.