Lợi nhuận của công ty X dự kiến sẽ là 20 triệu USD
Lợi nhuận tăng trưởng ở mức 5%/năm; tỷ lệ khấu hao được lựa
chọn là 15%; do đó tỷ lệ vốn hóa = 15% - 5% = 10%, hay tỷ lệ
giá/lợi nhuận là 10 (tỷ lệ vốn hóa sẽ là ngược lại: 1/10 = 10%)
Giá trị công ty X = 20 triệu USD/0,10 = 200 triệu USD.
Nhạy cảm:
Xin lưu ý rằng những thay đổi nhỏ trong tỷ lệ tăng trưởng có thể dẫn
tới những kết quả tính toán rất khác nhau. Trong ví dụ dưới đây, chúng
tôi chỉ thay đổi 1% trong tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của công ty X từ 5%
thành 6%:
E
1
/(r - g) = 200 triệu USD/ (0,15 - 0,05) = 200 triệu USD
E
1
/(r - g) = 200 triệu USD/ (0,15 - 0,06) = 222 triệu USD.
Có thể thấy, chỉ cần thay đổi 1% trong tỷ lệ tăng trưởng dự kiến, các
giá trị của công ty trên đã chênh lệch tới 22 triệu USD (11%).
Cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp định giá khác, trong đó bao
gồm các lựa chọn thật sự, mô hình khấu hao cổ tức, cùng rất nhiều kỹ
thuật định giá tài sản khác do các ngân hàng đầu tư, công ty kiểm toán
và các công ty định giá phát triển. Trong khuôn khổ cuốn sách này,
chúng tôi không đề cập tới những phương pháp trên; nhưng tại phần
Thư mục cuối sách, chúng tôi có liệt kê một số nguồn tham khảo có giá
trị về định giá.
CÁC GIẢ ĐỊNH
Trong mỗi ngành nghề, các giao dịch mua lại và sáp nhập rất khác nhau.
Vì thế, cần hết sức thận trọng đối với từng giả định được sử dụng, bởi một
thay đổi rất nhỏ cũng có thể tạo ra nhiều khác biệt lớn (xem phần ví dụ bên
trên). Những người thực hiện giao dịch sẽ có các cách thức định giá riêng.