Vì không phải tất cả các phương pháp đều tương đồng nhau về tính chắc
chắn, độ tin cậy của dữ liệu hay mức độ phù hợp với giao dịch, nên khi sử
dụng cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau, cần cân đối chúng để đưa ra
một con số duy nhất. Các nhà tư vấn bên ngoài sẽ sử dụng những phương
pháp định giá vô cùng đa dạng thông qua các ý kiến khách quan cùng những
đề xuất giá cả của họ; tuy nhiên, chỉ có ban lãnh đạo công ty mới có tiếng
nói quyết định cuối cùng về việc sẽ sử dụng (các) giá trị nào.
Làm thế nào để xác định các giá trị tương đối giữa các phương pháp định
giá khác nhau và các tình huống của từng phương pháp đó? Hãy lưu ý đến
những khía cạnh có khả năng giúp nâng cao giá trị của công ty, chẳng hạn
như:
- Báo cáo tài chính: nó có tính thanh khoản không? Giá trị sổ sách có lẽ sẽ
là nguồn tham khảo phù hợp nhất.
- Các tài sản của công ty: nếu các tài sản này giúp nâng cao giá trị của
công ty, thì giá trị thuần của chúng sẽ phải cao hơn.
- Khả năng sinh lãi: thường được sử dụng nhiều nhất trong các mô hình
định giá cho các công ty tư nhân và công ty đầu tư mạo hiểm. Các phương
pháp này được tính toán dựa vào sức phát triển của dòng lợi nhuận của công
ty mục tiêu. Trong trường hợp này, cần tập trung vào các phương pháp dự
đoán dòng tiền trong tương lai hơn so với các phương pháp định giá khác.
- Các giao dịch tương tự gần đây: nếu có, hãy chú ý nhiều hơn tới các hệ
số so sánh có sử dụng các giao dịch mới diễn ra.
Bảng 8.2 là một ví dụ về một giao dịch có cân nhắc tới tầm quan trọng
của từng phương pháp định giá. Trong một giao dịch thật sự, một đề xuất
hợp lý sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp định giá cũng như đưa ra một
phạm vi thương lượng phù hợp.
Bảng 8.2 Tầm quan trọng của từng phương pháp tính thu nhập
Phương pháp
Giá trị
Tầm quan trọng Giá trị điều chỉnh
Chiết khấu dòng tiền (CKDT) 20 triệu bảng 50%
10 triệu bảng
CKDT cao
24 triệu bảng 30%
7,2 triệu bảng