CKDT trung bình
21 triệu bảng 50%
10,5 triệu bảng
CKDT thấp
11 triệu bảng 20%
2,2 triệu bảng
Phương pháp giá/ lợi nhuận
17 triệu bảng 30%
5,1 triệu bảng
Giá trị sổ sách
15 triệu bảng 10%
1,5 triệu bảng
Tài sản thuần
5 triệu bảng 10%
0,5 triệu bảng
Tổng
100%
17,1 triệu bảng
Tuy nhiên, thậm chí ngay cả một con số “chốt hạ” được xác định qua các
phương pháp định giá trên cũng sẽ chỉ đóng vai trò là một xuất phát điểm
cho giao dịch. Như chúng tôi đã lưu ý, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác
nữa, như chi phí cho quá trình thương lượng (các khoản phải trả cho các
ngân hàng, người môi giới, kiểm toán, luật sư,...), chi phí cơ hội, và chi phí
cho quá trình hòa nhập hai công ty. Cũng cần phải suy nghĩ về chiến lược
thương lượng: có nên đưa ra mức giá thấp và hy vọng rằng mức giá cuối
cùng sẽ cao hơn, hay nên sử dụng chiến lược “cái ôm của gấu” (xem ở
chương sau) nếu ngay từ đầu mức giá đưa ra đã ở mức khá cao?
VAI TRÒ CỦA TÌNH BÁO DOANH NGHIỆP
Cho dù có thực hiện quá trình phân tích tốt đến đâu đi chăng nữa, thì giao
dịch cũng vẫn không thể thực hiện được nếu không tìm ra được một mức giá
“thuận mua, vừa bán”. Không phải người mua và người bán nào cũng biết
suy nghĩ hợp lý. Vì vậy, cần sử dụng tình báo doanh nghiệp để tìm hiểu xem
mức giá nào dễ có khả năng được đối tác chấp nhận nhất.
Một điểm quan trọng và rất cần đến sự hỗ trợ của tình báo doanh nghiệp
là xác định cách thức thanh toán cho giao dịch. Cần thăm dò các nhu cầu của
những cổ đông chính trong công ty mục tiêu. Vấn đề thanh toán không chỉ là
mối quan tâm của bên mua (bởi họ cần biết liệu họ có khả năng thực hiện
giao dịch hay không), mà còn của cả bên bán, vì họ cần biết xem bên mua có
khả năng mua hay không. Ngoài ra, hình thức thanh toán (bằng tiền mặt, cho
nợ, cổ phiếu, trả góp, hay kết hợp giữa nhiều hình thức) cũng thường là một
phần quan trọng trong quá trình thương lượng.