không thực hiện được hoặc không thực tế trong các giao dịch như thế này),
các vấn đề về thuế, luật pháp,...
Điều gì đã tạo nên một lời đề nghị mua thẳng thừng? Tại Anh, sau khi
mua 30% cổ phần của một công ty, công ty mua phải đưa ra đề nghị mua lại
toàn bộ số cổ phiếu còn lại với mức giá cao nhất mà họ đã trả để mua các cổ
phiếu trong ba tháng trước đó, hoặc mức giá có thể cao hơn. Nhờ vậy, khả
năng xảy ra những giao dịch một phần hay đề nghị hai lớp (xem phần dưới)
sẽ không thể tồn tại.
Tỷ lệ thành công của các đề nghị thẳng thừng đối với các công ty được
mua công khai là rất cao (theo Tạp chí Mergerstat Review, tỷ lệ này là
83,4%); nếu không có đối thủ cạnh tranh, con số này thậm chí còn cao hơn
nữa (91,6%). Tỷ lệ thành công của phương pháp này trong các giao dịch có
nhiều công ty mua tiềm năng cùng tham gia là 52,4%. Tại sao lại như vậy?
Tại vì các cổ đông thường sẽ rất vui vẻ khi bán cổ phiếu của mình và thu lại
một khoản lợi nhuận đáng kể bởi mức giá bán được đề nghị thường cao hơn
giá trị hiện tại của cổ phiếu (sở dĩ có được điều này là do áp dụng mức mức
chênh lệch chi phối khoảng 20 - 40% mà chúng tôi đã nói tới trong chương
trước).
Một chiến thuật từng được sử dụng trong một số làn sóng sáp nhập trước
đây là đề nghị thẳng thừng hai lớp (còn gọi là đề nghị “đến trước hưởng
trước”). Trong chiến thuật này, cổ đông nào nhanh chóng bán cổ phiếu của
mình sau khi được đề nghị sẽ nhận được mức giá cao hơn so với những cổ
đông do dự. Song, vào những năm 1980 và 1990, phần lớn các hệ thống luật
pháp đều cho rằng như thế là không hợp pháp bởi chúng mang tính ép buộc.
Quy định về mức giá cao nhất cùng các điều khoản về mức giá công bằng
trong hệ thống luật pháp và các điều lệ hoạt động của các công ty có tác
dụng vô hiệu hóa chiến thuật này.
Về mặt bản chất, đề nghị thẳng thừng được coi là biện pháp không thân
thiện. Nó tốn kém hơn so với các giao dịch thân thiện xét về lượng thời gian
cần thiết để hoàn tất giao dịch; bên cạnh đó, đội ngũ thực hiện có thể là rất
lớn, trong đó bao gồm các ngân hàng đầu tư, tư vấn pháp lý, kế toán, công ty