đều đưa ra một ngưỡng quy định là 5 hoặc 10%, tức là, nếu 90 hoặc 95% cổ
đông tán thành giao dịch, thì số cổ đông còn lại của công ty cũng phải tuân
theo.
Khi bị “đóng băng”, nếu các cổ đông thiểu số cảm thấy không thoả mãn
với những gì họ nhận được, họ có thể sử dụng quyền đánh giá của cổ đông
nhằm đạt được mức giá mình yêu cầu. Để làm được điều này, họ phải thực
hiện chính xác các thủ tục liên quan, trong đó bao gồm cả việc đệ đơn lên
các tòa án. Nếu một vụ kiện như vậy được khởi tố, tòa án có thể chỉ định
một nhà đánh giá độc lập.
Các cổ đông phản kháng và biện pháp “đóng băng”
Tháng 4/2005, theo thông tin từ các tạp chí The Times và Dow Jones,
công ty Shire Pharmaceuticals đã đưa ra một lời đề nghị thân thiện đối
với Transkaryotic Therapies (TKT) với mức giá 1,6 tỷ USD bằng tiền
mặt; tỷ lệ lợi nhuận của giao dịch là 44% so với giá cổ phiếu trước khi
công bố giao dịch. Ngoại trừ các yếu tố khác, giao dịch trên còn phải
được sự phê duyệt của chính phủ (vì cả hai công ty đều hoạt động trong
lĩnh vực y tế nên sẽ có nhiều quy định khắt khe) và các cổ đông. Đây là
đề nghị thứ ba của Shire đối với TKT; hai đề nghị trước đó đã bị ban
lãnh đạo TKT từ chối. Đề nghị này nhận được sự ủng hộ từ phía các
lãnh đạo TKT bởi họ sẽ giúp thuyết phục các cổ đông chấp thuận giao
dịch. Shire tin rằng họ có thể tiết kiệm được hơn 200 triệu USD từ việc
sáp nhập hai công ty.
Trong hợp đồng mua lại giữa hai bên có điều khoản phá vỡ hợp đồng
nhằm đề phòng trường hợp giao dịch không được thực hiện, trong đó
có các quy định về mức tiền phạt nếu các cổ đông không tán thành giao
dịch. Số tiền phạt TKT sẽ phải trả nếu hợp đồng bị phá vỡ là 40 triệu
USD.
Vào tháng 6, một nhóm cổ đông nắm 16% cổ phần của TKT cho biết
họ phản đối giao dịch này bởi giá bán quá thấp; theo ý kiến của nhiều
người, các kết quả ban đầu từ các cuộc thử nghiệm một loại thuốc mới
của TKT tại thời điểm công bố giao dịch cho thấy loại thuốc này có thể