cuối cùng là cố tình gây áp lực cho cuộc thương lượng (từ chối thương
lượng, lấy những vị trí phi lý làm xuất phát điểm trên bàn đàm phán, mở lại
những vị trí vốn đã được kết thúc, phá hoại hợp tác, cố tình chậm trễ, thể
hiện thái độ không thân thiện, đưa ra những đề nghị ép buộc đối tác chỉ có
hai lựa chọn: chấp nhận hoặc không thực hiện thương lượng nữa). Có thể sẽ
có người cho rằng những chiến thuật trên là phi đạo đức, nhưng dẫu bản
thân họ không sử dụng chúng, thì họ cũng nên biết rằng đối tác của mình có
thể vẫn sẽ áp dụng các chiến thuật đó đối với họ.
Các chiến thuật hung hăng (“bẩn thỉu”?) trong cuộc tranh giành
Marks & Spencer
Khi ngài Philip Green đưa ra một đề nghị không thân thiện với nhà bán
lẻ hàng đầu Anh quốc Marks & Spencer vào năm 2004, cả hai bên đã
sử dụng nhiều chiến thuật hết sức hung hăng (và đối với một số người,
chúng còn rất đáng ngờ). Philip Green là một doanh nhân tỷ phú, chủ
sở hữu của một số nhà bán lẻ lớn tại Anh, trong đó có Bhs & Arcadia
Group). Marks & Spencer là một trong những nhà bán lẻ nổi tiếng nhất
của Anh. Khi cuộc chiến giành quyền tiếp quản này diễn ra, Marks &
Spencer đang nằm dưới sự điều khiển của Stuart Rose, người đã từng
làm cho Green.
Green tìm cách bôi nhọ danh tiếng của Rose bằng những cáo buộc rằng
Rose đã được hưởng lợi phi pháp từ những thông tin không được công
khai liên quan tới giao dịch. Theo các nguồn tin, đội thực hiện giao
dịch của Philip Green đã tiếp cận những thông tin về các cuộc gọi điện
thoại di động của giám đốc điều hành Marks & Spencer này nhằm
chứng minh cho những cáo buộc đó.
Philip Green cũng là người gây ra một cuộc chạm trán căng thẳng với
Stuart Rose ngay trên đường phố (với đám phóng viên đang vây quanh
hai người) gần trụ sở của Marks & Spencer. Theo tin tức từ các báo,
Philip Green đã túm lấy áo của Rose và thốt ra những câu chửi rủa
không thể diễn tả nổi. Đáp lại, tờ Financial Times đã trích lời của Rose
rằng: “Bây giờ, mỗi khi đi đâu, tôi đều phải đeo kính đen và râu giả”.