công ty đều có vị trí vững mạnh trên thị trường và có một nền văn hóa
kinh doanh đặc sắc.
Ngay từ ban đầu, những người thực hiện giao dịch đã công bố mục tiêu
và lý do cho cuộc sáp nhập HP/Compaq: cắt giảm được 2,5 tỷ USD chi
phí thông qua việc sa thải 15.000 lao động dư thừa (trong tổng số
145.000 lao động của cả hai công ty) và loại bỏ một số khoản chi khác.
Các nhóm thực hiện quá trình hòa nhập nhanh chóng xác định được
163 dòng sản phẩm chồng chéo giữa hai công ty và có thể kết hợp
những sản phẩm đó lại để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, các nhóm từng chịu trách nhiệm phát triển, sản xuất hay tiếp
thị các sản phẩm đó của hai công ty cũ HP và Compaq lại không thống
nhất được (thường thiên về lý do cảm tính) là sẽ giữ lại dòng sản phẩm
nào. Vì thế, lãnh đạo công ty quyết định lập nên một cơ cấu chính thức
áp dụng cho toàn bộ công ty đối với những quyết định như vậy.
Sau đây là cơ cấu được đưa ra. Thông tin này được một lãnh đạo của
HP cung cấp trong một buổi thuyết giảng tại Trường Kinh doanh Cass
ở London không lâu sau cuộc sáp nhập.
Bước 1: Bộ phận ra quyết đinh
Bổ nhiệm hai giám đốc phụ trách quá trình hòa nhập (hai người thuộc
hai công ty, một người trong số đó từng làm việc cho HP trong 31
năm), và bổ nhiệm một nhóm thực hiện quá trình này (“đội ngũ sạch”)
gồm tối đa 1.000 thành viên.
Bước 2: “Chấp nhận và ra đi”
Lựa chọn các dòng sản phẩm sẽ được duy trì và xác định lực lượng
nhân viên, quản lý dư thừa.
Bước 3: Tăng tốc
Giới thiệu những sản phẩm mới theo lịch trình: hàng loạt các sản phẩm
mới được đưa ra.
Bước 4: Áp dụng các hạn chế về chi tiêu