Tổng Giám đốc điều hành cần phải chỉ định một giám đốc (có vị trí cao
trong công ty) phụ trách quá trình hòa nhập, bảo đảm công tác quản lý thông
qua việc sử dụng các nhóm vạch kế hoạch hòa nhập cùng các lực lượng thực
thi các nhiệm vụ đó, nhanh chóng đưa ra quyết định về bồi thường khi cần
thiết (ví dụ: các hợp đồng giữ lại nhân viên). Giám đốc điều hành cũng có
thể phải gặp gỡ khách hàng, nhà cung cấp và các nhà phân tích nhiều hơn
thường lệ.
Cần bổ nhiệm một giám đốc phụ trách quá trình hòa nhập duy nhất (một
số giao dịch bổ nhiệm hai đồng giám đốc là các cá nhân giữ vị trí cao trong
cả hai công ty; tuy nhiên, mô hình này thường không hiệu quả bằng mô hình
một giám đốc). Vai trò của các giám đốc này là đẩy nhanh quá trình hòa
nhập, xây dựng một cơ cấu, tăng cường mối liên hệ giữa hai công ty, và giúp
tạo ra những thành công ngắn hạn. Người giữ chức vụ này nên được xác
định và bắt tay vào việc lên kế hoạch cho giai đoạn hậu sáp nhập ngay khi
giao dịch đang diễn ra, cho dù khi đó hai bên vẫn chưa chắc chắn được rằng
giao dịch có thành công hay không. Việc lên kế hoạch hậu sáp nhập càng
được bắt đầu sớm, thì quá trình hòa nhập sẽ càng trở nên dễ dàng và hiệu
quả. Thực ra, lý tưởng nhất là giám đốc phụ trách quá trình này cùng tham
dự vào tất cả các cuộc thảo luận lên kế hoạch trước giao dịch chính. Sự liên
tục của quá trình lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch này nên được áp dụng
trong mọi giao dịch.
Nêu gương sáng cho nhân viên noi theo
David Mellor, cựu giám đốc quản lý tại một quỹ tư nhân (private
equity) trong Ngân hàng Deutsche Bank và hiện là nhà tư vấn cho
nhiều công ty trong các giao dịch M&A, kể về một câu chuyện xảy ra
trước khi ông trực tiếp tham gia vào một giao dịch M&A với Ngân
hàng Midland Bank (hiện thuộc ngân hàng HSBC).
Khi đó, Mellor đang ăn trưa cùng với giám đốc một chi nhánh tại Anh
của một ngân hàng Thụy Sỹ; ngân hàng này mới sáp nhập hai bộ phận
thương mại và đầu tư của họ. Mellor hỏi vị giám đốc: “Nếu được thực
hiện lại giao dịch đó, ông sẽ làm điều gì khác?”. Ông này trả lời rằng